Mã loại hình A43 chỉ áp dụng đối với các linh kiện trong nước chưa sản xuất được

(HQ Online) - Theo quy định, việc kê khai mã loại hình A43 (nhập khẩu hàng hóa thuộc chương trình ưu đãi thuế) chỉ áp dụng đối với các linh kiện ô tô được sử dụng để sản xuất, lắp ráp cho nhóm xe đã đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô thuộc các mã hàng quy định tại nhóm 98.49 và thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
Tổ chức thực hiện đúng quy định tại các Chương trình ưu đãi thuế
Hướng dẫn thực hiện Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô
Xem xét gia hạn chương trình ưu đãi thuế cho ô tô sản xuất trong nước

Trước vướng mắc của Cục Hải quan Quảng Nam liên quan đến xử lý các chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể.

Đối với việc áp dụng Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô và mở tờ khai nhập khẩu hàng hoá theo mã loại hình A43, theo Tổng cục Hải quan, điểm b khoản 2 Điều 7a được được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Điều kiện để được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế: Doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khi thải mức 4 (giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021) và mức 5 (từ năm 2022 trở đi) và đạt đủ sản lượng quy định tại điểm b.12 khoản 3.2 mục 1 chương 98 của phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định này theo các tiêu chí về sản lượng và mẫu xe ...

Ngoài ra, linh kiện ô tô do doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản này trực tiếp nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc linh kiện ô tô do tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản này ủy thác, ủy quyền nhập khẩu và đáp ứng đủ các điều kiện sau: Linh kiện ô tô nhập khẩu có tên trong nhóm 98,49; thuộc loại trong nước chưa sản xuất được; các linh kiện (các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận) là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của các linh kiện ôtô nhập khẩu theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và quy định tại điểm b.5.2 khoản 3.2 mục 1 chương 98 quy định tại mục 2 phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP.

Công chức Cục Hải quan Quảng Nam kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. 	Ảnh: T.H
Công chức Cục Hải quan Quảng Nam kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.H

Tại khoản 3 Điều 7b được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau: Có hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp; giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nêu rõ mục tiêu dự án hoặc ngành nghề kinh doanh trong đó có sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác. Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công lắp ráp) và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) trên lãnh thổ Việt Nam.

Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện phụ tùng ô tô phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp.

Ngoài ra, mguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện như: Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (bao gồm cả nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã nhập khẩu kể từ ngày Nghị định 57/2020/NĐ-CP có hiệu lực còn tồn kho tại các kỳ ưu đãi trước chuyển sang để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô tại các kỳ ưu đãi sau; không bao gồm nguyên liệu, vật tư, linh kiện đưa vào sử dụng nhưng bị hỏng, bị lỗi) để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNHT ô tô có tên trong Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại mục 4 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển CNHT và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp sản phẩm chi được lắp ráp đơn thuẫn với nhau bằng những thiết bị đơn giản như vịt, bulông, êcu, bằng đinh tán và không trải qua quá trình sản xuất, gia công nào để thành sản phẩm hoàn thiện thì không được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô.

Đồng thời, nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được do doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định 57/2020/NĐ-CP trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu. Việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục nguyên liệu, vật tư, bản thành phẩm trong nước đã sản xuất được.

Trong đó, doanh nghiệp đáp ứng các quy định tại điểm a, b, c Điều 1 Nghị định 57/2020/NĐ-CP và các quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 1 Nghị định 57/2020/NĐ-CP thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm CNIIT ô tô trong kỳ xét ưu đãi.

Tổng cục Hải quan cũng cho biết, theo Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 thi mã loại hình A43 sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện ô tô theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, việc kê khai mã loại hình A43 chỉ áp dụng đối với các linh kiện ô tô được sử dụng để sản xuất, lắp ráp cho nhóm xe đã đăng ký tham gia Chương trình thuộc các mã hàng quy định tại nhóm 98.49 và thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, việc tính thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) trong thực thi thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) cho phép giảm trừ giá trị tài sản hữu hình và tiền lương khi tính lợi nhuận tính thuế bổ sung. Điều này thể hiện quan điểm của quy định về thuế TTTC là khuyến khích hoạt động đầu tư thực chất hiện hữu tại quốc gia nhận đầu tư thông qua sự tồn tại của tài sản hữu hình và nhân công.

Đọc nhiều