Eximbank “chia tay” liên minh chiến lược với SMBC

(HQ Online) - HĐQT Eximbank vừa ra quyết định chấm dứt trước thời hạn đối với Thỏa thuận liên minh chiến lược ngày 27/11/2007 giữa SMBC và Eximbank theo đề nghị của SMBC tại văn bản ngày 5/1/2021.
Nhóm cổ đông lớn đòi miễn nhiệm hàng loạt thành viên HĐQT Eximbank
Ngay sau ĐHĐCĐ 2020 không thành, Eximbank cũng không thể tiến hành ĐHĐCĐ 2021
Các cổ đông Eximbank đồng loạt gửi kiến nghị trước thềm Đại hội cổ đông
undefined
Giao dịch tại Eximbank.

Quyết định vừa được Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố hôm nay (8/2). Theo đó, Chủ tịch HĐQT Eximbank được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các thủ tục ký Thỏa thuận chấm dứt Thỏa thuận liên minh chiến lược ngày 27/11/2007 giữa hai bên.

SMBC trở thành cổ đông chiến lược tại Eximbank vào năm 2008 khi nắm giữ 15% cổ phần Eximbank trị giá 225 triệu USD. Tuy nhiên, "lục đục" nội bộ xảy ra giữa các nhóm cổ đông của Eximbank khiến SMBC cũng khốn khó. Sau nhiều lần kiến nghị thay đổi thành viên HĐQT Eximbank, tổ chức ĐHĐCĐ bất thường bất thành, SMBC đã quyết định rút vốn khỏi ngân hàng này.

Từ năm 2021, trên thị trường rộ lên thông tin SMBC sẽ thoái sạch 15% vốn tại Eximbank để trở thành cổ đông chiến lược của VPBank. SMBC cũng đã rót gần 1,4 tỷ USD mua 49% vốn FE Credit - công ty tài chính trực thuộc VPBank.

Eximbank dự kiến tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần thứ hai vào ngày 15/2 tới để tiến hành bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát BKS sau khi trình hồ sơ nhân sự được đề cử lên Ngân hàng Nhà nước vào ngày 24/1/2022. Trước đó, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 lần thứ 1 của Eximbank được tổ chức hôm 27/4/2021 đã không thể diễn ra do không đủ số cổ đông tham dự.

Theo tài liệu của cuộc họp bất thường nói trên, một nhóm cổ đông dự định trình đại hội đề nghị miễn nhiệm 5 thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015 - 2020 bao gồm: ông Yasuhiro Saitoh, ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết, ông Ngô Thanh Tùng.

Những xung đột nội bộ khiến kết quả kinh doanh của Eximbank bị ảnh hưởng nặng nề. Báo cáo tài chính cho thấy, năm 2021, ngân hàng này chỉ đạt 1.205 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm gần 10% so với năm 2020. Nguyên nhân là do tổng thu nhập hoạt động chỉ tăng 6%, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng nhẹ trong khi trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Dịch vụ khách hàng ưu tiên VPBank - hành trình trải nghiệm đẳng cấp

Dịch vụ khách hàng ưu tiên VPBank - hành trình trải nghiệm đẳng cấp

(HQ Online) - Sau hơn 5 năm phát triển, VPBank Diamond – dịch vụ ngân hàng ưu tiên của VPBank đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường với việc xây dựng hành trình trải nghiệm đẳng cấp, trọn vẹn vượt trội dành cho khách hàng thông qua một loạt các dịch vụ tài chính tinh hoa và cá nhân hóa.

Đọc tiếp

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

(HQ Online) - Tại Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng, An ninh Châu Á (DSA & NATSEC) diễn ra ngày 06/05/2024 tại Kuala Lumpur (Malaysia), đại diện của Viettel Group là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu tại Malaysia.

Đọc nhiều