“Ép” mua bảo hiểm: Ngân hàng lợi lớn, khách hàng "cắn răng"

(HQ Online) - Hiện các chính sách vay vốn của ngân hàng đều rất hấp dẫn, nhất là đối với các khoản vay tiêu dùng, vay mua nhà, mua ô tô. Tuy nhiên, ngân hàng “bán bia thì kèm lạc” - muốn được hưởng ưu đãi, người vay phải mua kèm các gói bảo hiểm liên kết với ngân hàng.
Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm các trường hợp ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn
Sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm: Đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tham gia bảo hiểm
Ngân hàng kiếm được bao nhiêu tiền từ bán bảo hiểm?
Khách hàng luôn được ngân hàng khuyến khích, thậm chí là bắt buộc mua bảo hiểm khi vay vốn. Ảnh: Internet
. Ảnh minh họa, nguồn Internet

Viện cớ bảo hiểm lo nếu khách hàng có “mệnh hệ” gì

Anh Nguyễn V.D. (quận Đống Đa, Hà Nội) đang có nhu cầu mua nhà chung cư, nhưng do nguồn vốn tự có không đủ nên anh đã đến làm thủ tục vay vốn mua nhà tại ngân hàng B.. Với khoản vay 1 tỷ đồng trong 10 năm, anh D. được nhân viên tư vấn là phải mua thêm gói bảo hiểm cho người vay vốn với giá trị rẻ nhất là gần 1,3 triệu đồng cho năm đầu tiên, những năm sau thì có thể lựa chọn mua hoặc không mua.

Anh D. chia sẻ, ngân hàng yêu cầu phải mua gói bảo hiểm này thì mới đồng ý giải ngân cho vay, với lý do đây là gói bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng, nếu khách hàng có “mệnh hệ” gì thì sẽ có bảo hiểm đứng ra trả khoản vay cho ngân hàng.

Cũng tình cảnh tương tự, anh Bùi L.H. (Nam Định) có vay mua ô tô tại ngân hàng T., với khoản vay hơn 600 triệu đồng trong 5 năm. Nhưng để được vay vốn cũng như hưởng ưu đãi về lãi suất, anh H. phải "cắn răng" mua gói bảo hiểm ô tô của hãng bảo hiểm có liên kết với ngân hàng T.

Đây tình trạng chung khi khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà, mua xe, vay tiêu dùng… tại các ngân hàng. Có nghĩa là khách hàng không chỉ phải đáp ứng các điều kiện theo tiêu chuẩn của từng ngân hàng quy định, mà còn bắt buộc phải mua các gói bảo hiểm do ngân hàng yêu cầu.

Năhiều khách hàng cũng gặp phải vấn đề tương tự, thậm chí có phản ánh bị ngân hàng bắt buộc mua gói bảo hiểm nhân thọ với giá cao hơn thực tế, mất thêm phí thủ tục hồ sơ… nếu không sẽ không được vay hoặc chậm trễ trong giải ngân vốn…

Trong vai người có nhu cầu vay vốn mua xe, đến một chi nhánh giao dịch của ngân hàng T., nhân viên tư vấn tại đây cho phóng viên biết, muốn vay thì khách hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm thân vỏ cho xe ô tô, khách hàng cũng chỉ được mua của một trong số các hãng bảo hiểm do ngân hàng chỉ định. Thậm chí, nhân viên này còn quả quyết, đi vay ngân hàng nào thì khách hàng cũng phải mua bảo hiểm như thế, chỉ khác ở công ty cung cấp bảo hiểm mà thôi, có nơi thì do ngân hàng yêu cầu, có nơi thì khách hàng được tự do chọn lựa.

Tại một chi nhánh ngân hàng khác, nhân viên tại đây cũng lý giải, khách hàng vay mua ô tô hay mua nhà thì thường sử dụng luôn ô tô hoặc căn nhà đó làm tài sản thế chấp. Vì thế, khi chưa trả được hết nợ thì đây vẫn là tài sản của ngân hàng, nếu xe hoặc nhà bị hư hỏng sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng, nên bảo hiểm để đảm bảo cho tài sản thế chấp của ngân hàng.

"Khó cưỡng" bởi lợi nhuận lớn

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong năm 2020, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 186.221 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm trước. Đến hết năm 2020, cả nước có khoảng 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, tức cứ 100 người dân Việt Nam đã có khoảng 11 người có bảo hiểm nhân thọ.

Đó có lẽ là kết quả từ việc những năm gần đây, các ngân hàng đều đẩy mạnh doanh thu từ dịch vụ, trong đó dịch vụ bán chéo các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) được xem đang mang lại nguồn thu đáng kể. Đặc biệt, hàng loạt thương vụ hợp tác độc quyền giữa bảo hiểm với ngân hàng đã được ký kết, nhờ đó, ngân hàng còn thu về hàng nghìn tỷ đồng phí trả trước của hãng bảo hiểm. Nếu khoảng 6-7 năm trước, doanh thu từ bancassurance chỉ chiếm khoảng 6% nhưng tăng dần qua từng năm và đến năm ngoái đã chiếm tới 40% doanh thu bán bảo hiểm mới.

Để tăng doanh thu từ bán bảo hiểm, nhiều ngân hàng giao chỉ tiêu không chỉ cho nhân viên tín dụng mà cả nhân viên giao dịch khách hàng tại các chi nhánh. Do đó, kể cả nhân viên hay khách hàng đều sẽ rơi vào “vòng xoáy” phải bán- mua bán bảo hiểm để chạy chỉ tiêu cho ngân hàng.

Cuối năm 2020, NHNN cũng có văn bản gửi các tổ chực tín dụng về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm. NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại chấp hành nghiêm quy định về kinh doanh bảo hiểm, xử lý nghiêm những trường hợp "ép", bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác khi cấp tín dụng cho khách hàng, gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang tiếp diễn.

Nói về vấn đề này, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính, không có điều kiện bắt buộc mà chỉ khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn. Với nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh đều phải theo nền kinh tế thị trường, không thể bán hàng theo kiểu “bán bia kèm lạc”.

Bộ Tài chính cũng đã lên tiếng về việc này. Theo Bộ Tài chính, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm nhằm đảm bảo việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, không quy định cụ thể hoặc giới hạn về các sản phẩm bảo hiểm bán qua ngân hàng.

Do đó, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm của các ngân hàng, phối hợp với các ngân hàng kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nếu có, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm.

Trong thời gian tới, để kênh phân phối này vừa mang lại hiệu quả cao vừa an toàn và không ảnh hưởng tới quyền lợi người mua bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với NHNN nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường quản lý, giám sát hoạt động bán bảo hiểm của các đại lý là tổ chức tín dụng.

Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm với các tổ chức tín dụng, có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời trường hợp có vi phạm.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

(HQ Online) - SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.

Đọc tiếp

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

Đọc nhiều