"Dòng chảy" pháp luật kinh doanh khai thông nhiều điểm nghẽn cho doanh nghiệp

(HQ Online) - Mặc dù chịu nhiều tác động nhưng hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là “dòng chảy” bền bỉ mà Nhà nước đang thực hiện để cải cách thể chế.
Sửa đổi quy định về xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
Cải cách vượt bậc môi trường kinh doanh quan trọng hơn bao giờ hết
Doanh nghiệp trước những cơ hội kinh doanh mới

Ngày 29/3 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2021”.

Báo cáo này là sáng kiến của VCCI, thực hiện thường niên để điểm lại những vấn đề nổi bật của pháp luật kinh doanh Việt Nam.

Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2021. Ảnh: H.Dịu
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc Hội thảo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh Việt Nam 2021. Ảnh: H.Dịu

Khai thông nhiều “điểm nghẽn”

Theo thống kê của VCCI, trong năm 2021, các cơ quan nhà nước tại Trung ương ban hành 635 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 3 luật, 137 nghị định, 39 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 456 thông tư của các Bộ trưởng. So với trung bình các năm, số lượng văn bản nghị định, thông tư không có sự thay đổi lớn, nhưng số lượng luật được ban hành giảm mạnh.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI đánh giá, hoạt động xây dựng chính sách về kinh doanh năm vừa qua có 2 “dòng chảy” chính: dòng chảy về các chính sách ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Những “dòng chảy” này diễn ra rất mạnh mẽ, nhanh chóng và kịp thời, các thay đổi chính sách phòng, chống dịch bệnh, khai thông các “điểm nghẽn” để đưa hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường.

Nói cụ thể hơn về pháp luật kinh doanh trong năm 2021, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho hay, chính sách miễn, giảm thuế trên đã hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh - những đối tượng dễ bị tổn thương và chịu thiệt hại nặng nề trong đợt dịch Covid-19. Chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng cũng hướng đến các hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề kinh doanh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Nhìn chung, các chính sách đã nhìn “trúng” và “đúng” các đối tượng cần hỗ trợ và là “liều thuốc trợ lực” kịp thời giúp doanh nghiệp và người dân bước đầu trụ vững trước những khó khăn do đại dịch”, ông Tuấn nêu.

Nhưng theo đại diện VCCI, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý đã đặt ra và cần phải cân nhắc, xem xét. Dịch bệnh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển dịch sang các phương thức kinh doanh khác truyền thống, nhưng về cơ bản, hệ thống pháp luật kinh doanh điều chỉnh cho các hoạt động kinh tế ở trạng thái bình thường. Do đó khi áp dụng cho trường hợp đặc biệt như dịch bệnh sẽ có độ “vênh” nhất định, nhiều trường hợp không có quy định, tạo ra khoảng trống pháp lý, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Báo cáo của VCCI đã lấy ví dụ về một số quy định chưa phù hợp. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp trở lại sản xuất, nhu cầu tăng ca, tăng giờ làm việc để hoàn thành đơn hàng, giữ được khách hàng là rất cấp bách. Yêu cầu giới hạn về giờ làm thêm như quy định hiện hành khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn dịch bệnh, theo chỉ thị từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp phải giảm số người làm trực tiếp, chuyển sang làm việc trực tuyến, làm việc từ xa. Điều này cũng nảy sinh một số vấn đề liên quan đến chính sách cho người lao động nhưng quy định hiện tại chưa hướng dẫn cho các trường hợp lao động làm việc từ xa. Nếu phát sinh tranh chấp, rất khó có cơ sở pháp lý để giải quyết.

Hoạt động xây dựng luật đang trong giai đoạn “chuyển tiếp”.
Theo VCCI, hoạt động xây dựng luật đang trong giai đoạn “chuyển tiếp”.

Lo ngại “lạm dụng” ban hành thông tư

Theo nhận định từ báo cáo của VCCI, Luật Doanh nghiệp 2005 đã có quy định về thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh, trong đó khẳng định “bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Luật Đầu tư 2014 và 2020 tiếp tục duy trì điều cấm này.

Tuy nhiên, nếu rà soát hệ thống pháp luật kinh doanh, không khó để tìm ra các thông tư vẫn còn quy định về điều kiện kinh doanh.

Ví dụ, Điều 12 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá đất đai quy định điều kiện của doanh nghiệp thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, điều kiện của cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trong tổ chức có chức năng tư vấn điều tra, đánh giá đất đai. Đây là điều kiện kinh doanh khá rõ ràng nhưng không được nâng cấp lên thành nghị định trong đợt rà soát.

Ngoài ra, theo ông Đậu Anh Tuấn, nhiều thông tư ban hành các quy định điều kiện kinh doanh dạng “ẩn”. Điều này đặt ra lo ngại tình trạng ban hành điều kiện kinh doanh một cách tràn lan như trước đây quay trở lại.

“Trong hệ thống pháp luật về kinh doanh, có những nghị định quy định rất chi tiết, đầy đủ về điều kiện, quy trình, thủ tục hành chính thậm chí là cả biểu mẫu, có thể áp dụng ngay khi phát sinh hiệu lực, không cần phải có thông tư hướng dẫn thêm. Việc vẫn còn có nhiều thông tư quy định chi tiết, ngay cả khi không được ủy quyền, phản ánh thực trạng, dường như các cơ quan làm chính sách đang “lạm dụng” ban hành thông tư”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Hơn nữa, theo phản ánh của doanh nghiệp, có nhiều quy định tại thông tư chưa phù hợp, gây khó cho doanh nghiệp khi thực hiện. Chẳng hạn như việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ chưa đúng; quy định tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ; quy định chưa phù hợp với thực tế, khó thực hiện… Điều này sẽ tạo cạnh tranh không bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh.

Mặt khác, báo cáo cũng chỉ ra những vấn đề bất cập của công văn như: nội dung của công văn chưa rõ ràng, chính xác, thiếu thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các cơ quan thực thi, hay nội dung của công văn không đủ tin cậy. Đây là những vấn đề tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và đặt ra tính chịu trách nhiệm của các cơ quan ban hành dạng văn bản này.

Do đó, VCCI kiến nghị cần thường xuyên rà soát các quy định pháp luật, minh bạch hơn nữa quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt ở các khâu lấy ý kiến, khâu giải trình tiếp thu.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Theo tính toán, tổng NSNN giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều