Doanh nghiệp không phát triển dòng sản phẩm mới trong mùa tết Tân Sửu

(HQ Online) - Trước bối cảnh đại dịch Covid-19, để thắt chặt chi tiêu, xu hướng người tiêu dùng thay đổi, chỉ sử dụng những sản phẩm thiết yếu, nhiều doanh nghiệp cũng thay đổi kịch bản cung ứng hàng hóa Tết.
Doanh nghiệp sớm chuẩn bị hàng Tết
TP HCM có nhiều giải pháp ổn định thị trường Tết
Khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm của Sài Gòn Food. Ảnh T.D
Khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm của Sài Gòn Food. Ảnh T.D

Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Food cho biết, hiện công ty đã sẵn sàng với hơn 2.700 tấn thành phẩm cho mùa tết Tân Sửu, dự báo tăng trưởng hơn 30% so với các tháng bình thường và tăng 25% so với cùng kỳ tết Canh Tý.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, báo cáo của Nielsen đã chỉ ra những thay đổi rõ rệt và người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu có xu hướng giảm những nhu cầu xa xỉ phẩm, giảm chi tiêu, tập trung vào nhu cầu thiết yếu hằng ngày.

Trong bối cảnh đó, khác với các mùa tết trước, tết Tân Sửu 2021, Sài Gòn Food không phát triển sản phẩm mới đặc trưng của mùa tết mà sẽ tập trung đa dạng hóa các dòng sản phẩm chủ lực, phát triển vị mới trên nền tảng nguồn lực sẵn có. Các tiêu chí luôn hiện diện trong mỗi sản phẩm là nhanh chóng, tiện lợi và dinh dưỡng. Sản phẩm với hạn sử dụng dài nhằm đáp ứng nhu nhu cầu mới của người tiêu dùng là chăm sóc sức khỏe và tiết kiệm chi phí.

Sài Gòn Food vẫn duy trì hai dòng sản phẩm tết truyền thống là lẩu tết, bánh chưng nhưng sản lượng giảm 50% so với năm ngoái.

Đồng thời, cùng với các đối tác phân phối trên toàn quốc, Sài Gòn Food cam kết không tăng giá sản phẩm và thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn trong mùa tết sắp tới mặc dù nguồn nguyên liệu bị gián đoạn và tăng giá, đơn hàng tăng giảm thất thường, cơ cấu sản phẩm thay đổi, hàng giá trị gia tăng giảm…

Tương tự, ông Nguyễn Đăng Phú, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) cho biết, sản lượng hàng tết sẽ tăng gấp đôi so với ngày thường và tập trung vào tuần cuối của năm. Tuy nhiên, sản lượng thực phẩm tươi sống ngày thường giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng thực phẩm chế biến tăng từ 10-12%.

Thông tin từ Sở Công Thương TPHCM, nhằm ổn định thị trường Tết, các DN tham gia Chương trình Bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết; đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm...

Để đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho thị trường Tết, các DN trên địa bàn TPHCM đã chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng cho 2 tháng Tết là 19.679,7 tỷ đồng, tăng 652,4 tỷ đồng (3,43%) so với nguồn vốn chuẩn bị tết Canh Tý 2020 (19.027,3 tỷ đồng), trong đó giá trị hàng hóa chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường là 7.132,6 tỷ đồng. Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết (từ ngày 1 đến 30 tháng Chạp âm lịch), tổng giá trị hàng hóa của các DN chuẩn bị là 10.425,6 tỷ đồng, hàng bình ổn thị trường là 4.172,4 tỷ đồng.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(HQ Online) - Với mong muốn tăng cường tính an toàn bảo mật giao dịch cho khách hàng và tuân thủ quy định của pháp luật, từ ngày 15/05/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiến hành điều chỉnh, tối ưu phương thức xác thực giao dịch hiện có cho doanh nghiệp khi sử dụng SHB Corporate Online.

Đọc nhiều