Doanh nghiệp “kêu trời” vì độ "vênh" của thông tư

(HQ Online) - Theo thống kê của VCCI, số lượng của thông tư cao hơn hẳn các văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, không ít thông tư lại có độ "vênh" với luật và nghị định khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Nguồn: VCCI
Nguồn: VCCI

Sáng 25/6, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo: Chất lượng của thông tư và công văn – Góc nhìn từ doanh nghiệp.

Tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) cho hay, vẫn còn tình trạng thông tư ban hành điều kiện kinh doanh. Ví dụ như Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về điều kiện cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Hoặc thông tư quy định về thủ tục hành chính nhưng không được luật, pháp lệnh giao.

Ông Đậu Anh Tuấn cũng “điểm tên” một số thông tư chưa phù hợp, không thống nhất với Nghị định, như Thông tư 02/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc lắp camera phải theo dõi được khoang hành khách, trong khi Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ không yêu cầu về vấn đề này. Ngoài ra còn tình trạng thông tư quy định thiếu rõ ràng, tạo cách hiểu không nhất quán giữa các cơ quan áp dụng.

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng chỉ ra một số điểm bất cập của thông tư, như việc “vênh” giữa thông tư với nghị định hoặc luật.

Chẳng hạn, Thông tư 26/2016 và Thông tư 36/2018 của Bộ NNPTNT quy định về kiểm dịch thuỷ sản nhập khẩu. 2 thông tư này quy định kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cho nhóm sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm, quy định này không theo cơ chế và phương thức quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm.

Thậm chí, còn tình trạng thông tư “vênh” giữa các bộ có cùng cơ chế kiểm soát. Ông Nam lấy ví dụ về trường hợp của Thông tư 48/2013 của BNNPTNT và Thông tư 52/2015 của Bộ Y tế đều quy định về kiểm soát, kiểm tra an toàn thực phẩm sản phẩm thực phẩm xuất khẩu – nhưng phương thức quản lý rủi ro và kiểm tra lại khác nhau hoàn toàn.

Ngoài ra, đại diện VASEP còn cho rằng, nhiều quy định tại các thông tư, công văn thiếu tính thực tiễn và khả thi. Tình trạng chậm ban hành công văn vẫn diễn ra, dù công văn không phải văn bản quy phạm pháp luật nhưng nếu không có thì các thủ tục sẽ dừng lại hết. Ngoài ra, nhiều công văn ban hành khó hiểu hoặc “hiểu sao cùng được”, thậm chí, công văn nhưng lại đưa thêm các quy định, thủ tục vào nên bất hợp lý…

Cũng tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp còn nêu ý kiến về việc thông tư, công văn bất hợp lý nhưng chậm sửa đổi. Đơn cử như quy định về kiểm tra an toàn chất lượng của mặt hàng thang máy, thang cuốn trước khi thông quan của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp kiến nghị từ đầu năm 2018, nhưng phải đến tháng 4/2021, cơ quan này mới ra văn bản sửa đổi, chuyển thành kiểm tra sau thông qua cho hợp lý hơn.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI, các cơ quan quản lý cần chuyên nghiệp quá trình soạn thảo thông tư, kiểm soát và chống xung đột lợi ích; cần nâng cao và phát huy vai trò của cơ quan “gác cửa” chất lượng thông tư; tăng cường tham vấn, cơ chế thực tế để doanh nghiệp tham gia, có tiếng nói thực chất hơn vào quá trình soạn thảo thông tư. Nhưng trên hết cần hạn chế ban hành thông tư.

Chỉ rõ các nguyên nhân, theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thứ nhất là về tư duy quản lý, hiện các cơ quan nhà nước vẫn quản lý dựa trên công cụ nhà nước có, hơn là vì sự phát triển của doanh nghiệp. Thứ hai là việc xây dựng một số quy định pháp luật dựa trên một tình huống cụ thể, không dựa trên tình hình chung, điểm hình như thông tư quy định về lắp camera giám sát cả hành khách, chỉ dựa trên trường hợp xe chở quá số lượng quy định.

Đặc biệt, đại diện CIEM nhấn mạnh đến nguyên nhân về việc thiếu cơ chế giám sát trong quá trình ban hành các thông tư, công văn. Hơn nữa, khi xảy ra sai sót, bất hợp lý thì cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu ban hành văn bản, mà thông tư – công văn ở đây là các bộ trưởng, các thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Về phía doanh nghiệp, đại diện VASEP cũng đề nghị để hiệp hội và doanh nghiệp tham gia quá trình xây dựng văn bản pháp luật, các cơ quan soạn thảo cần cầu thị trong việc lấy ý kiến góp ý, đề xuất...

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Theo tính toán, tổng NSNN giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều