Cơ hội giúp doanh nghiệp hợp tác “êm đẹp” sau tranh chấp

(HQ Online) - Theo khảo sát của các chuyên gia Anh quốc, trong giao thương và đầu tư xuyên biên giới, có tới hơn 90% doanh nghiệp lựa chọn sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài toà án, nhưng tại Việt Nam, tỷ lệ này còn khiêm tốn.
Doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng phòng ngừa lừa đảo thương mại
Lo rủi ro tranh chấp có thể phát sinh trong dự án PPP
WTO thành lập hội đồng trọng tài xử lý tranh chấp Australia-Trung Quốc
Luật TTTM 2010 có thể nói là nền tảng cho sự phát triển thị trường trọng tài tại Việt Nam. Quang cảnh hội thảo
Luật Trọng tài thương mại 2010 có thể nói là nền tảng cho sự phát triển thị trường trọng tài tại Việt Nam. Ảnh quang cảnh hội thảo

Một khảo sát của Câu lạc bộ học viện luật tại Singapore cũng công bố, 95% các tranh chấp xuyên biên giới được xử lý bởi đội ngũ trọng tài thương mại.

Tuy nhiên, phát biểu tại hội thảo với chủ đề “Sẵn sàng cho những đột phá trong trọng tài quốc tế tại Việt Nam” do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp tổ chức vào ngày 13/5/2023, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC nêu rõ, con số nêu trên đang đảo ngược, phần lớn doanh nghiệp vẫn lựa chọn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã đánh giá cao chỉ số chất lượng giải quyết tranh chấp, chỉ số thực thi hợp đồng của Việt Nam. Trong 5 năm qua, chỉ số tranh chấp ngoài tòa án luôn cao, trong tương quan thang điểm 10 thì Việt Nam được đánh giá 7-8 điểm trong xếp hạng toàn cầu. Chỉ số xử lý tranh chấp bằng trọng tài đóng góp 1/3 số điểm mà Việt Nam đạt được.

Chủ tịch VIAC thông tin, mỗi năm, Trung tâm xử lý trên 300 vụ tranh chấp, trong đó 60% liên quan đến các giao dịch xuyên biên giới. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở nên cần đặt ra nhu cầu về sửa đổi khuôn khổ pháp lý sao cho tương đồng với các quy chuẩn quốc tế về trọng tài, giúp các doanh nghiệp lựa chọn trọng tài là giải pháp cho những tranh chấp về thương mại, đầu tư xuyên biên giới.

Theo các chuyên gia, Luật Trọng tài thương mại 2010 là nền tảng cho sự phát triển thị trường trọng tài tại Việt Nam, giúp phương thức trọng tài được triển khai tương đối thuận lợi so với giai đoạn trước Luật. Nhờ luật này, các nguyên tắc của trọng tài quốc tế được tiếp thu, cho phép thủ tục trọng tài tại các tổ chức trọng tài trong nước dần tiệm cận, tương đồng với thủ tục trọng tài quốc tế; vai trò giám sát và hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài được khẳng định, thiết lập các nguyên tắc lớn trong mối quan hệ tương hỗ giữa trọng tài và tòa án. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy, tạo bước tiến lớn cho việc giải quyết tranh chấp thương mại.

Tuy nhiên, ý kiến từ đội ngũ luật sư, trọng tài viên cũng nhận định, những biến động kinh tế hiện nay đặt ra nhiều áp lực đối với thị trường trọng tài Việt Nam. Trong đó cần giải pháp để nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về trọng tài thương mại, bởi việc giải quyết tranh chấp ngoài tòa án sẽ giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư giữ mối quan hệ êm đẹp, vừa nhanh chóng vừa tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều