Chí vận tải cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của FMC
Hoạt động sản xuất tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta |
Theo FMC, trong quý 1/2021, tôm chế biến của đơn vị này đạt 3.688 tấn (trong đó công ty mới Khang An – KAC là 757 tấn), so với cùng kỳ năm trước đạt 132%. Tôm thành phẩm tiêu thụ chung 3.850 tấn, bằng 135% cùng kỳ năm trước. Doanh số chung 42,3 triệu USD (trong đó nông sản 1,6 triệu USD), bằng 135% cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung hoạt động của FMC đã có ổn định bền vững. KAC (Công ty Khang An, thành viên vốn chi phối từ FMC) tuy hoạt động chỉ từ 1/1/2021 nhưng có sự chuẩn bị khá tốt nên đã sớm bắt nhịp hoạt động chung của FMC. Tuy nhiên mới đạt 18% (7,6 triệu USD) trong doanh số chung, sẽ nỗ lực lên 25% theo kế hoạch.
So với toàn ngành, hoạt động của FMC có tốc độ tăng trưởng cao hơn, ngành tăng trưởng dưới 10%, FMC trên 30%.
Theo lãnh đạo FMC, một tồn tại đang tác động đến lợi nhuận của doanh nghệp, đó là chi phí vận chuyển quốc tế chưa cải thiện và đang ở mức quá cao so bình thường. Mặt khác, cũng một phần do chi phí vận chuyển và một phần do tác hại từ Covid-19 khiến một số chi phí đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu cũng tăng khá mạnh, như: chi phí bao bì giấy, bao bì nhựa, năng lượng...
Những biến động trên có tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp có liên quan. Vượt qua tồn tại này, FMC nỗ lực để lợi nhuận không thua kém cùng kỳ năm trước và kỳ vọng sẽ tăng tốc khi hoạt động vận chuyển thế giới từng bước trở lại bình thường.
Năm 2021 là năm FMC tập trung vào việc nâng cấp hoàn thiện hơn một bước toàn bộ hệ thống ao nuôi thông qua nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm tăng an toàn sinh học vùng nuôi, giảm thiểu rủi ro cho vụ nuôi để tăng hiệu quả cho vụ nuôi của mình. Riêng KAC phấn đấu trong 2 năm 2021-2022 sẽ đạt chỉ tiêu 100 hecta vùng nuôi nhằm chủ động hơn trong việc kiểm soát nguyên liệu và thu hút khách hàng.
Ý kiến bạn đọc