Cần mục tiêu mang tính định lượng để thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành

(HQ Online) - VCCI đề nghị bổ sung mục tiêu cụ thể về nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
Doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh nêu nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành
Kiểm tra chuyên ngành: Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong lấy mẫu kiểm tra hàng hóa
Kỳ vọng Cơ chế một cửa quốc gia, kiểm tra chuyên ngành sẽ tiếp tục cải thiện
Công chức Chi cục Hải quan Phú Thọ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: N.Linh
Công chức Chi cục Hải quan Phú Thọ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: N.Linh

Dự thảo Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2023 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục nỗ lực tháo gỡ rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông nguồn lực trong xã hội nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Trên một số bảng xếp hạng năm 2022, thứ hạng của Việt Nam tiếp tục được cải thiện so với năm 2021. Trình độ phát triển thị trường (thể hiện qua chỉ số Tự do kinh tế) tăng 6 bậc, từ vị trí 90 lên vị trí thứ 84... Ở trong nước, theo kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2021), chất lượng môi trường kinh doanh có chuyển biến tích cực so với những năm trước đây. Chính quyền địa phương tiếp tục phát huy tinh thần năng động và sự ủng hộ với khu vực kinh tế tư nhân, chi phí không chính thức tiếp tục có xu hướng giảm, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính được cải thiện...

Đặc biệt, các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh qua các năm đều đã lồng ghép nhiều nội dung thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là cải cách thủ tục thương mại xuyên quốc gia.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nhận xét, Nghị quyết số 02/NQ-CP có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh thường niên mà Chính phủ đang thực hiện trong mấy năm gần đây. Hàng năm, cộng đồng doanh nghiệp chờ đợi Nghị quyết này để gỡ vướng các chính sách, thúc đẩy các cơ quan quản lý có hành động mạnh mẽ để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hơn nữa, từ giữa năm 2022, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do những biến động khó đoán định trên thế giới nên rất cần trợ lực từ những gói cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó gỡ vướng các chính sách, thúc đẩy các cơ quan quản lý có hành động mạnh mẽ để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Góp ý về nhiệm vụ và giải pháp “Chú trọng thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa” tại dự thảo Nghị quyết số 02/NQ-CP, VCCI đánh giá, dự thảo đã xác định nhiều nhiệm vụ đối với các bộ, ngành, tuy nhiên dường như mới dừng lại ở việc đưa ra định hướng thực hiện. Ví dụ như: tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành; nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy định; nâng cấp, hoàn thiện và triển khai hiệu quả thực chất thủ tục điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; đơn giản hóa hồ sơ, quy trình, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành…

“Những định hướng cải cách trên là quan trọng, song cần có mục tiêu mang tính định lượng hơn để các bộ, ngành triển khai cũng như thuận lợi cho việc đánh giá kết quả đạt được sau này”, VCCI nhận định.

Theo kết quả khảo sát của VCCI về mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia và các thủ tục quản lý kiểm tra chuyên ngành được công bố vào ngày 3/11/2022, chưa tới 70% doanh nghiệp đánh giá các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành là thuận lợi khi thực hiện.

Do vậy, VCCI đề nghị bổ sung mục tiêu cụ thể đối với các bộ, ngành, đó là “Nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đạt từ 70% trở lên”.

Theo VCCI, việc nêu nội dung này cũng sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện được mục tiêu chung về cải cách thủ tục hành chính đến năm 2025 mà Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 đã nêu, cụ thể : “Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%”.

Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng, các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối rất quan trọng giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong đề xuất các giải pháp xử lý vướng mắc, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Vì thế, dự thảo Nghị quyết số 02/NQ-CP cần bổ sung vai trò, nhiệm vụ của VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

(HQ Online) - 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.

Đọc nhiều