Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông

(HQ Online) - Trong số các đối tác thương mại chính của Hồng Kông (Trung Quốc) trên toàn thế giới, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 8, đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5.

Xuất khẩu nghêu sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng trên 500% Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng Hải quan Hồng Kông ứng dụng AI trong kiểm tra hình ảnh điện tử

Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 toàn cầu của Hồng Kông (Trung Quốc).

Tại hội thảo “Khai phá tiềm năng thị trường tại Hồng Kông: Cửa ngõ tăng trưởng kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào ngày 3/10/2024, các ý kiến cho rằng, với vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, thị trường Hồng Kông là cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc nói riêng và mạng lưới thương mại toàn cầu nói chung.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, kể từ tháng 10/2023, Hồng Kông đã chính thức dỡ bỏ hạn chế về visa làm việc cho người Việt Nam, mở ra cơ hội tiếp cận và tận dụng tối đa lợi thế chiến lược từ trung tâm quốc tế của Hồng Kông nói riêng và Trung Quốc đại lục nói chung.

Hơn nữa, trong chuyến thăm Việt Nam của Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lý Gia Siêu (John Lee) vào cuối tháng 7/2024, Việt Nam và Hồng Kông đã chính thức đánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa hai bên với hơn 30 thỏa thuận hợp tác được thiết lập, mở rộng tiềm năng hợp tác song phương không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống mà còn ở cả các lĩnh vực mới như dịch vụ tài chính và pháp lý, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, hàng không, phát triển nguồn nhân lực…

Ngoài ra, Phó Chủ tịch VCCI cũng nêu, các doanh nghiệp hai bên còn nhiều dư địa phát triển liên quan đến khởi nghiệp, nghiên cứu và phát triển (R&D), tài chính xanh, cảng xanh…

Đánh giá cao cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, ông Owin Fung, Giám đốc Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông tại Singapore cho biết, Hồng Kông là “thành phố thế giới” của châu Á với nhu cầu nhập khẩu lên đến 90% là các sản phẩm lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng chất lượng cao. Vì thế, Hồng Kông hiện đang là thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

“Với sự tương đồng về văn hóa và gần gũi về địa lý, mối quan hệ giữa hai bên đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng, hứa hẹn đem đến những lợi ích kinh tế và văn hóa”, ông Owin Fung nhấn mạnh.

Vì thế, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật xu hướng đầu tư và môi trường kinh doanh mới nhất tại Hồng Kông để nắm bắt các cơ hội đầu tư nổi bật và những thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh. Trong đó chính sách thị thực mới nới lỏng dành cho công dân Việt Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường quốc tế…

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 31,3 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 trong ASEAN - sau Singapore và lớn thứ 7 trên toàn cầu của Hồng Kông.

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 8,1 tỷ USD, tăng 2,27 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025

(HQ Online) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa. Theo tính toán, tổng NSNN giảm khoảng 44.224 tỷ đồng khi áp dụng chính sách này.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều