Căn cứ nào để tính thuế chống bán phá giá?

(HQ Online) - Căn cứ để tính thuế chống bán phá giá trong trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm đã được quy định cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Thuế chống bán phá giá trong trường hợp nhập khẩu tại chỗ
Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc
Chính thức áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm bàn, ghế từ Trung Quốc
Rà soát sản phẩm Sorbitol NK để xác định đối tượng chịu thuế chống bán phá giá

Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương thì các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 15 Luật Thuế XK, thuế NK quy định thì Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.

Thực hiện các quy định, ngày 23/11/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2644/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc.

Công chức Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp Bắc Giang (Cục Hải quan Bắc Ninh) hỗ trợ giải đáp thủ tục cho DN. 	Ảnh: Thái Bình
Công chức Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp Bắc Giang (Cục Hải quan Bắc Ninh) hỗ trợ giải đáp thủ tục cho DN. Ảnh: Thái Bình

Theo đó, tại khoản 1, 2 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì căn cứ tính thuế chống bán phá giá trong trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm gồm: Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế NK ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá, trị giá tính thuế NK của từng mặt hàng NK áp dụng thuế chống bán phá giá và mức thuế từng mặt hàng theo quy định. Số tiền thuế chống bán phá giá phải nộp được xác định căn cứ vào số lượng mặt hàng thực tế NK, trị giá tính thuế và thuế suất thuế chống bán phá giá.

Theo Tổng cục Hải quan, đối chiếu với các quy định hiện hành, Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá; người khai hải quan căn cứ số lượng mặt hàng thực tế NK, trị giá tính thuế và thuế suất thuế chống bán phá giá để xác định số tiền thuế chống bán phá giá phải nộp.

Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị các DN có vướng mắc liên quan đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc nghiên cứu quy định trên để thực hiện. Trường hợp có vướng mắc về việc áp dụng quy định về thuế chống bán phá giá thì đề nghị DN liên hệ với Bộ Công Thương để được hướng dẫn cụ thể.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều