Cần chế tài nghiêm khắc để “thanh lọc” doanh nghiệp đa cấp lừa đảo, biến tướng

(HQ Online) - Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp dự kiến sẽ giúp quản lý tốt hơn hoạt động bán hàng đa cấp, “thanh lọc” những doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc hoạt động yếu kém.
3 thách thức mới trong quản lý bán hàng đa cấp
6 sửa đổi, bổ sung lớn trong quản lý kinh doanh đa cấp
Bộ Công Thương sẽ sàng lọc nhà đầu tư nước ngoài bán hàng đa cấp?
quản lý tốt hơn hoạt động bán hàng đa cấp. Ảnh: Internet
Dự thảo Nghị định mới dự kiến sẽ quản lý tốt hơn hoạt động bán hàng đa cấp. Ảnh: Internet

Sáng 28/7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Tọa đàm trực tuyến lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho biết, dự kiến trong tháng 9/2021, Bộ sẽ chuyển Dự thảo này sang Bộ Tư pháp thẩm định, đến tháng 10-11/2021 sẽ trình Chính phủ ban hành. Song song với công việc này, Bộ Công Thương sẽ tiến hành sửa Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mục đích của việc sửa đổi Nghị định 40 lần này là nhằm tiếp tục nâng cao tính minh bạch, giảm tối đa nguy cơ lợi dụng hoạt động bán hàng đa cấp để trục lợi bất chính, nâng cao tính khả thi, thống nhất của quy định và nâng cao hiệu quả quản lý ở địa phương.

Vì thế, dự thảo này bổ sung điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với nhà đầu tư nước ngoài; sửa đổi quy định về đăng ký hoạt động tại địa phương; bổ sung quy định về tỷ lệ hoa hồng trên doanh số cá nhân; bổ sung quy định quản lý hoạt động bảo trợ quốc tế… nên sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp.

Theo Luật sư Võ Đan Mạch, Tổng thư ký Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam cho hay, nhờ sự quyết liệt của Bộ Công Thương và các sở Công Thương trong công tác quản lý và giám sát, hoạt động bán hàng đa cấp đã đi vào ổn định, minh bạch và hiệu quả hơn rất nhiều.

Số lượng doanh nghiệp hoạt động đã giảm mạnh, từ hơn 60 doanh nghiệp năm 2018, đến giờ chỉ còn hơn 20 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp mới được cấp phép.

Vì vậy, ông Võ Đan Mạch cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 40 cần xét tới thực tế này để vừa tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển minh bạch, bền vững của ngành, vừa tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp phát triển.

Chẳng hạn, đại diện Công ty Siberian Health kiến nghị, quy định hiện tại quy định hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải được lập bằng vản bản giấy, nhưng thực tiễn hiện nay cho thấy thì nên chuyển sang hợp đồng điện tử với điều kiện tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cho rằng, các quy định mới bổ sung về tỷ lệ hoa hồng bán hàng sẽ giúp khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động bán hàng của người tham gia bán hàng đa cấp, để họ không chỉ để ý tới xây dựng mạng lưới đa cấp mà còn chú trọng đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, thời gian qua, nhiều mô hình lừa đảo đa cấp biến tướng không chỉ ảnh hưởng đến tài sản của cá nhân nhiều người dân mà còn gây xáo trộn, làm mất an toàn trong đời sống kinh tế, xã hội. Do đó, cơ quan quản lý cần có các quy định về chế tài xử lý nghiêm khắc với các hành vi kinh doanh đa cấp trước khi được cấp phép kinh doanh đa cấp hay những hành vi kinh doanh bị cấm trong hoạt động kinh doanh tại Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP để lập lại kỷ cương và sự công khai, minh bạch cho hoạt động kinh doanh đa cấp.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều