Cần áp dụng đúng mã số và biểu thuế tương ứng để xác định mức thuế suất của hàng hóa

(HQ Online) - Theo các quy định hiện hành, để xác định mức thuế suất của hàng hóa, doanh nghiệp cần xác định đúng mã số phân loại và biểu thuế tương ứng áp dụng cho mặt hàng cụ thể.
Hàng hóa phục vụ phòng chống dịch Covid-19 sẽ được áp dụng chính sách thuế như hàng viện trợ nhân đạo
Để hưởng thuế suất ưu đãi, hàng hóa phải đáp ứng các quy định hiện hành
Rà soát, kiểm tra xuất nhập khẩu hàng hóa giống hệt hoặc tương tự để phân loại đúng quy định
Miễn thuế nếu hàng nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế và sử dụng đúng mục đích

Công ty TNHH Y tế PMC đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu để điều trị bệnh Covid-19.

Liên quan đến thuế nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP đã quy định rõ việc phân loại hàng hóa để xác định mã số làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Cũng theo Tổng cục Hải quan, tại khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định: “Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường...

a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường”.

Theo đó, với các quy định trên, Tổng cục Hải quan cho rằng, DN cần xác định đúng mã số phân loại và biểu thuế tương ứng áp dụng cho mặt hàng để xác định mức thuế suất của hàng hóa.

Liên quan đến thuế giá trị gia tăng, Thông tư 43/2021/TT-BTC ngày 11/6/2021 của Bộ Tài chính (hiệu lực từ ngày 1/8/2021) sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% như sau: “Thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của y Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng: vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế”.

Do vậy, trường hợp mặt hàng nhập khẩu của DN được xác định là thuốc phòng bệnh, chữa bệnh thì thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đọc nhiều