BIDV đặt kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ lên hơn 61.200 tỷ đồng

(HQ Online) - Năm 2022, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 20.600 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. BIDV cũng sẽ tăng thêm vốn điều lệ thông qua 2 phương án phát hành cổ phiếu, để từ đó cải thiên hệ số CAR.
BIDV thay đổi bộ nhận diện thương hiệu
“So găng” kết quả kinh doanh ở 4 ngân hàng lớn
Lãnh đạo BIDV kiến nghị cho phép chia cổ tức để tăng vốn

Sáng 29/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của BIDV. Ảnh: H.Dịu
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của BIDV. Ảnh: H.Dịu

Nâng cao chất lượng tín dụng

Theo đó, trong năm 2022, cổ đông BIDV đã thông qua một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chủ yếu trong năm 2022. Với dư nợ tín dụng tăng trưởng đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao; huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Từ đó, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất ở mức 20.600 tỷ đồng, nhưng đảm bảo phù hợp diễn biến thị trường, năng lực của BIDV trước diễn biến dịch Covid-19 và phê duyệt của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu dưới mức 1,6%.

Định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2022-2027, HĐQT BIDV đặt ra một số mục tiêu tăng trưởng như sau: Tổng tài sản tăng trưởng bình quân 8-12%, dư nợ cuối kỳ và huy động vốn tăng trưởng lần lượt 8-12,5% và 8-13%. Lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng tăng từ 19-26% mỗi năm. Ngân hàng cũng sẽ phấn đấu để tỷ lệ ROE luôn cao hơn 12,5% trong cả giai đoạn, đồng thời duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) đảm bảo quy định của NHNN.

Chia sẻ thêm về kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cho biết, ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận tăng bởi trong những năm qua, chênh lệch thu chi luôn ở mức cao, đồng thời ngân hàng cũng trích lập dự phòng ở mức tương đối để nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó, BIDV hiện là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp, chỉ 0,82% năm 2021. Chính vì vậy, năm 2022, khi chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt hơn thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ tốt hơn, giúp BIDV đạt lợi nhuận khả quan.

Thông tin về kết quả kinh doanh trong quý 1/2022, vị này cho biết, BIDV tăng trưởng khá tốt về huy động và tín dụng với mức tăng lần lượt là 1,3% và 4,7% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 0,8%; tỷ lệ bao nợ xấu trên 277%; lợi nhuận trước thuế đạt 4.513 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.

Dự kiến phát hành cổ phiếu riêng lẻ 9%

Ngoài ra, tại ĐHĐCĐ năm nay, cổ đông BIDV đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng lên mức 61.208 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 21%. BIDV dự định tăng vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và phát hành thêm cổ phần bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.

Cụ thể, ngân hàng này sẽ phát hành thêm hơn 607 triệu cổ phiếu (tương đương 12% số cổ phần đang lưu hành) để trả cổ tức năm 2021 từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Theo đó, BIDV có thể huy động 6.070 tỷ đồng theo phương thức này.

Bên cạnh đó, BIDV dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.552 tỷ đồng thông qua phát hành thêm hơn 455 triệu cổ phần bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ. Tỷ lệ phát hành dự kiến là 9%. Về mức giá kỳ vọng, BIDV sẽ triển khai theo quyết định của nhà nước và tình hình thị trường.

Năm 2021, vốn điều lệ của BIDV đã tăng thêm 10.365 tỷ đồng, đạt mức 50.585 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho hay, hệ số CAR riêng lẻ của BIDV hiện là 8,6%, hệ số CAR của các ngân hàng nhà nước nói chung cũng ở mức thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Do vậy, các ngân hàng thương mại nhà nước đã nhiều lần đề nghị Chính phủ đưa ra giải pháp để tăng vốn điều lệ, cải thiện hệ số CAR. Ông Tú cho biết, mục tiêu đến năm 2027, hệ số CAR của BIDV sẽ ở mức 12-13%.

Nói về vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, ông Phan Đức Tú cho rằng, việc phát triển thị trường trái phiếu sẽ tạo thành kênh huy động vốn tốt cho doanh nghiệp, giúp đỡ rất nhiều cho ngành ngân hàng vì các ngân hàng hiện đang giữ vai trò chủ yếu cung vốn trung và dài hạn. Hiện số dư trái phiếu doanh nghiệp tại BIDV khoảng 13.000 tỷ đồng, chiếm 0,93% tổng dư nợ. BIDV chủ yếu tập trung vào trái phiếu của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và một số doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.

Theo lãnh đạo BIDV, ngân hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên cơ sở phải đảm bảo 3 tính năng: pháp lý, giá trị cao hơn giá trị đầu tư, tính phát mãi.

Về tín dụng bất động sản, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, bất động sản cũng là một lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế, hiện dư nợ tín dụng bất động sản tại BIDV chiếm khoảng hơn 2% tổng dư nợ. Với cách kiểm soát danh mục tín dụng bất động sản tại BIDV như hiện nay, ông Phan Đức Tú bày tỏ tin tưởng, nợ xấu tín dụng bất động sản là không đáng kể.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8

(HQ Online) - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa tại Quận 8 có địa chỉ 316C Phạm Hùng, phường 5, quận 8, TPHCM. Đây là bệnh viện thứ tư trong hệ thống, mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chuyên sâu, hiện đại cho người dân khu vực phía Tây Nam TPHCM, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh lân cận.
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ là trách nhiệm của các ngành sản xuất hay các tổ chức chính phủ mà cần có sự tham gia của tất cả các lĩnh vực. Chắc chắn rằng, ngành ngân hàng không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi xanh vì một nền kinh tế xanh và cuộc sống xanh.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

(HQ Online) - Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đọc nhiều