BIDV thay đổi bộ nhận diện thương hiệu

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố điều chỉnh nhận diện thương hiệu, với sự thay đổi về màu sắc và logo.
“So găng” kết quả kinh doanh ở 4 ngân hàng lớn
“Ông lớn” ngân hàng vượt kế hoạch lợi nhuận 2021
Lãnh đạo BIDV kiến nghị cho phép chia cổ tức để tăng vốn
Bộ nhận diện thương hiệu mới của BIDV.
Bộ nhận diện thương hiệu mới của BIDV.

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, BIDV đã công bố điều chỉnh nhận diện thương hiệu. Theo đó, Ngân hàng vẫn giữ nguyên tên đầy đủ là “Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, tên viết tắt là “BIDV”. Tuy nhiên, biểu tượng logo hình thoi được thay thế bằng hình bông mai với ngôi sao 5 cánh chuyển động ở trung tâm. Màu sắc thương hiệu được điều chỉnh với màu xanh ngọc lục bảo làm chủ đạo và màu vàng là màu bổ trợ.

BIDV cho biết, việc điều chỉnh nhận diện thương hiệu là bước đi trong chiến lược của BIDV nhằm khẳng định hình ảnh nhất quán về một ngân hàng năng động, thân thiện, luôn sẵn sàng với sứ mệnh mang lại tiện ích và lợi ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Trong thời gian tới, BIDV tiếp tục có những chuyển mình mạnh mẽ để cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và đồng hành, hợp tác, phát triển cùng khách hàng và đối tác...

Cũng theo BIDV, quá trình chuyển đổi nhận diện thương hiệu của BIDV được xác định theo lộ trình đến năm 2025. Theo đó, BIDV sẽ không chuyển đổi đồng loạt tại thời điểm công bố nhận diện thương hiệu mới mà thực hiện dần dần theo nguyên tắc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của ngân hàng.

BIDV đã qua 4 lần thay đổi tên gọi thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đồng hành xây dựng đất nước qua các thời kỳ: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957-1981); Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981-1989); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (1989-2012); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV - Tên đầy đủ tiếng Anh là: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC (từ 1/5/2012).

BIDV hiện đang phục vụ hơn 15 triệu khách hàng; hợp tác, giao dịch với hơn 2.300 định chế tài chính ở 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu... Kết thúc năm 2021, BIDV có tổng tài sản đạt trên 1,76 triệu tỷ đồng; vốn điều lệ đạt 50.585 tỷ đồng - là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam; giá trị vốn hóa của BIDV hiện đạt hơn 242.300 tỷ đồng (tương đương 10,5 tỷ USD)...

Vào sáng ngày 29/4 tới đây, BIDV sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, nhưng đến nay vẫn chưa công bố đầy đủ tài liệu phục vụ cuộc họp.

Trước đó, vào giữa tháng 3/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 422/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ. Trong đó, cơ quan này có kế hoạch tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

(HQ Online) - Tại Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng, An ninh Châu Á (DSA & NATSEC) diễn ra ngày 06/05/2024 tại Kuala Lumpur (Malaysia), đại diện của Viettel Group là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu tại Malaysia.

Đọc nhiều