Vitas đề nghị ưu tiên cho doanh nghiệp dệt may mua vắc xin Covid-19

(HQ Online) - Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế ưu tiên tiêm vắc xin cho các doanh nghiệp đông lao động ở khu vực trung tâm dịch; ưu tiên cho các doanh nghiệp được mua vắc xin tiêm cho người lao động.
Xuất khẩu dệt may, da giày có nhiều tín hiệu khởi sắc
7 “đại gia” dệt may Đài Loan tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt
Xuất khẩu dệt may tăng nhẹ, doanh nghiệp khốc liệt tìm khách hàng mới
1026-z1484131379023-00c960ac8a5927a7dd43982e07fc5074
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các khu công nghiệp trên cả nước, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) vừa gửi công văn tới Chính phủ, Bộ Y tế về việc hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mua/tiêm vắc xin Covid-19.

Văn bản của Vitas nêu rõ, tình hình Covid-19 trên thế giới, châu Á và tại Việt Nam đang trở lên nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu công nghiệp. Từ khi dịch bùng phát năm 2020 đến nay, Việt Nam nổi lên trên trường quốc tế như một quốc gia điển hình về thành công trong phòng chống dịch và về giữ vững sản xuất ổn định, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam không tiếp tục duy trì được điều này, thành quả của cả hệ thống chính trị, của nền kinh tế, của doanh nghiệp và người lao động sẽ bị phá vỡ.

Một doanh nghiệp chỉ cần bị giãn cách, cách ly không làm việc từ 14-21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản, người lao động mất việc không còn thu nhập.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đã ký đơn hàng đến hết năm. Nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn doanh nghiệp sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam.

Từ những phân tích trên, Vitas đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế ưu tiên tiêm vắc xin cho các doanh nghiệp đông lao động ở khu vực trung tâm dịch.

Bên cạnh đó, ưu tiên cho các doanh nghiệp được mua vắc xin tiêm cho người lao động (theo chủ trương xã hội hoá mà Chính phủ đề xuất) để đẩy nhanh quá trình miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm vắc xin.

Ngoài ra, tạo điều kiện vận động các kênh đối tác, các tổ chức quốc tế, các nhãn hàng cùng phối hợp hành động để mang nguồn vắc xin về cho Việt Nam trên cơ chế doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đọc nhiều