Trường hợp nào không tính tiền chậm nộp, không xử phạt vi phạm hành chính?

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có trả lời Cục Hải quan Quảng Ngãi về kiến nghị không tính tiền chậm nộp, không xử phạt vi phạm hành chính khi Công ty TNHH Millennium Furniture khai bổ sung thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu.
Hải quan hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
Không có cơ sở xem xét thông quan cho lô hàng mới phát sinh khi đang nợ quá hạn tiền chậm nộp
Trường hợp nào được gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp?

Về chậm nộp tiền thuế, theo Tổng cục Hải quan tại khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo đó, trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện như sau: Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu.

Công chức Hải quan Quảng Ngãi làm thủ tục thông quan hàng hóa. 	Ảnh: D.Đ
Công chức Hải quan Quảng Ngãi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Ảnh: D.Đ

Cũng tại Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế: Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm: a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế; b) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phai nộp tăng thêm kể từ ngày kể tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hai ban đầu.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây: a) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp. Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán; b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tỉnh tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.

Trong đó, quy định: “Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này”.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, tại điểm c, khoản 1 STT31 của công văn số 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021 hướng dẫn: “Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, khai theo mã loại hình A11, A12 nhưng người nhập nộp thuế khẩu tại chỗ đã đăng ký tờ khai theo mã loại hình E31, đã nộp thuế nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế giá trị gia tăng thì người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC”.

Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp Công ty TNHH Millennium Furniture nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, khai theo mã loại hình A11, A12 nhưng người nhập khẩu tại chỗ đã đăng ký tờ khai theo mã loại hình E31, đã nộp thuế nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế giá trị gia tăng thì người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 59 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14. Do đó, trường hợp của Công ty TNHH Millennium Furniture không thuộc trường hợp không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Đối với xử phạt vi phạm hành chính, theo Tổng cục Hải quan, tại khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; khoản 3 Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì trường hợp doanh nghiệp có hành vi vi phạm hành chính về thuế chỉ thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi đó được thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế được ban hành trước khi doanh nghiệp khai hải quan.

Theo đó, đối với vụ việc cụ thể của Công ty TNHH Millennium Furniture, trường hợp xác định công ty có hành vi vi phạm khi nhập sản xuất xuất khẩu thì thời điểm phát sinh hành vi vi phạm là thời điểm đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu. Hướng dẫn thực hiện khai bổ sung thuế giá trị gia tăng của cơ quan Hải quan tại Công văn số 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021 về việc xử lý vướng mắc Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ hành sau thời điểm Công ty TNHH Millennium Furniture thực hiện hành vi vi phạm. Do đó, hành vi vi phạm của Công ty TNHH Millennium Furniture không thuộc trường hợp không xử phạt theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.

Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan Quảng Ngãi hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan sẽ xem xét xử phạt hành chính

Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan sẽ xem xét xử phạt hành chính

(HQ Online) - Theo quy định, cơ quan Hải quan đã xác định được trách nhiệm của người XNK tại chỗ, giao dịch giữa các bên là có thật, đã hoàn thành việc giao nhận hàng hóa và đã tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan thì sẽ phải xem xét xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Thời hạn ra quyết định xử phạt và thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?

Thời hạn ra quyết định xử phạt và thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?

(HQ Online) - Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) quy định nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không gửi văn bản giải trình hoặc văn bản đề nghị gia hạn thời hạn giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định xử phạt trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC hoặc 10 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC đối với vụ việc phải chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt.

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều