Hải quan hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có công văn gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Hải quan không xử phạt vi phạm hành chính với lý do tác động từ dịch Covid -19
Chỉ xử phạt một lần nếu hành vi vi phạm ở tờ khai nhánh
Chậm làm thủ tục do dịch Covid-19 có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Những hành vi vi phạm phòng chống dịch COVID-19 sẽ bị xử phạt tại Hà Nội

Tiếp theo công văn số 4428/TCHQ-PC ngày 15/9/2021 về việc không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, để xử lý hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa đã hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng không thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào nội địa do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cá nhân không thể đến làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa đúng thời hạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19... theo Tổng cục Hải quan, ngày 8/12/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 10/2021/UBTVQH15 về việc gia hạn thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế, hàng hóa gửi kho ngoại quan đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, hàng hóa được lưu giữ cho đến không quá 12 tháng sau ngày công bố hết dịch.

Công chức Hải quan Nậm Cắn thực hiện kiểm tra phương tiện, hàng hóa XNK đảm bảo công tác phòng chống dịch. Ảnh: Mạnh Đường
Công chức Hải quan Nậm Cắn thực hiện kiểm tra phương tiện, hàng hóa XNK đảm bảo công tác phòng chống dịch. Ảnh: Mạnh Đường

Trước đó, ngày 11/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; trong đó, điểm 18b Mục VI Nghị quyết giao Bộ Tư pháp “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất việc áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính do hoàn cảnh khách quan, ảnh hưởng của dịch Covid".

Mới đây nhất, ngày 23/12/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, khoản 3 Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP đã quy định: Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện xuất phát trực tiếp từ điều kiện, hoàn cảnh khách quan do dịch bệnh hoặc phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, để xác định việc có hay không xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xác minh, thu thập đầy đủ thông tin, số liệu, giấy tờ hoặc tài liệu có liên quan đến vi phạm hành chính để làm rõ các tình tiết của vụ việc cụ thể.

Trong đó, nếu xác định dịch bệnh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm hành chính; tượng thực hiện hành vi vi phạm không thể lường trước được hoàn cảnh dịch bệnh và không thể khắc phục được, mặc dù đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục, thì có thể áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính để không xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 và quy định của Nghị định được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức vi phạm).

Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị căn cứ Nghị quyết số 10/2021/UBTVQH15, quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ và hồ sơ vụ việc cụ thể để xem xét, xác định việc có xử phạt hay không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện xuất phát trực tiếp từ điều kiện, hoàn cảnh khách quan do dịch bệnh hoặc phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều