Không có cơ sở xem xét thông quan cho lô hàng mới phát sinh khi đang nợ quá hạn tiền chậm nộp

(HQ Online) - Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp doanh nghiệp đề nghị được thông quan cho lô hàng mới phát sinh khi đang nợ quá hạn tiền chậm nộp là không có cơ sở xem xét, giải quyết.
Trường hợp nào được gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp?
Không tái xuất hàng đi mượn sẽ phải đăng ký tờ khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt
Cách xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

Trước đề nghị của Công ty CP đầu tư và phát triển Công nghệ Việt Nam về thông quan lô hàng mới khi đang nợ quá hạn tiền chậm nộp, Tổng cục Hải quan cho biết, Điều 57 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt: “Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện theo thời hạn trước, sau và theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định như sau: a) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế; b) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quả hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế; c) Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh”.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCX và KCN (Cục Hải quan Hải Phòng)., tháng 11/2021. Ảnh: Quang Hùng.
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCX và KCN (Cục Hải quan Hải Phòng) tháng 11/2021. Ảnh: Quang Hùng.

Tại điểm c khoản 3 Điều 47 Thông tư 38/3015/TT-BTC quy định: “Hàng hóa xuất nhập khẩu của tờ khai hải quan mới phát sinh chỉ được thông quan khi người nộp thuế không còn nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”.

Đối chiếu với các quy định này, trường hợp công ty đề nghị được thông quan cho lô hàng mới phát sinh khi đang nợ quá hạn tiền chậm nộp là không có cơ sở xem xét, giải quyết. Tổng cục Hải quan đề nghị công ty nộp đủ tiền chậm nộp còn nợ vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Liên quan đến nộp dần tiền chậm nộp, theo Tổng cục Hải quan tại khoản 5 Điều 124 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế... được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế".

Được biết, ngày 12/4/2017, Bộ Tài chính có công văn số 4796/BTC-TCHQ trả lời công ty về việc nộp dần tiền chậm nộp theo hướng: “Trường hợp Công ty CP đầu tư và phát triển Công nghệ Việt Nam nợ tiền chậm nộp (trên 6,7 tỷ đồng) nhưng không có khả năng nộp một lần và có đề nghị nộp dần thì được nộp dần số tiền chậm nộp nêu trên trong thời hạn tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày 15/4/2017 nếu có bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền chậm nộp”.

Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp công ty đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15/4/2017 (thời hạn nộp hồ sơ nộp dần tiền chậm nộp đối với 45 tờ khai phát sinh từ năm 2013), do đó đề nghị công ty nộp đủ số tiền chậm nộp còn nợ vào ngân sách nhà nước. Trường hợp công ty không thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều