Trường hợp nào được gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp?

(HQ Online) - Trong tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp thắc mắc trường hợp nào được áp dụng chính sách về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp đã thực hiện?
Cơ quan Thuế sẽ xác định số tiền chậm nộp được miễn của người nộp thuế
Cách xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Đã đến thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng sau gia hạn của kỳ tính thuế tháng 4 năm 2021

Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp có hiệu lực trong năm 2020, 2021.

Cụ thể, tại Điều 62 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020) quy định, trường hợp người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được xem xét gia hạn nộp thuế. Theo đó, thời gian gia hạn nộp thuế không quá 2 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.

Cũng tại Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định, trường hợp người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định nếu bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh thì được xem xét miễn tiền chậm nộp.

Trong đó, hồ sơ, trình tự thủ tục gia hạn nộp thuế, xử lý tiền chậm nộp sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BTC (có hiệu lực thi hành từ ngày 8/3/2021) và Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều