Tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ sửa đổi Luật Kế toán

(HQ Online) - Trải qua hơn 6 năm thực hiện, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Việt Nam, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có hiệu lực từ năm 2017 đã phát sinh một số vướng mắc, khó khăn.
Phát triển kinh tế bền vững từ hợp tác quốc tế về tài chính, kế toán, kiểm toán Bộ Tài chính công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 3 Chuẩn mực kế toán công nâng cao chất lượng thông tin tài chính khu vực công

Theo Bộ Tài chính, Luật Kế toán hiện hành chưa có quy định áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IFRS). Điều này dẫn đến khó khăn cho các định chế quốc tế nâng hạng thị trường chứng khoán cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp khó khăn trong quá trình niêm yết trên thị trường quốc tế và tiếp cận với nguồn vốn từ các thị trường tài chính quốc tế; triển khai nghị quyết của quốc hội về chống xói mòn thuế toàn cầu.

Hơn nữa, các quy định về hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; giảm bớt thời gian, chi phí cho công tác kế toán của đơn vị; nâng cao tính minh bạch và tuân thủ báo cáo tài chinh của các đơn vị có quy mô lớn; phòng chống rửa tiền chưa được quy định rõ ràng, cụ thể dẫn đến vướng mắc.

Ngoài ra, một số quy định của Luật Kế toán chưa thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, từ đó gây khó khăn trong quá trình thực hiện, tốn kém chi phí, thời gian, giảm hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ sửa đổi Luật Kế toán
Luật Kế toán hiện hành chưa có quy định áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IFRS). Ảnh: ST

Luật Kế toán hiện hành cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán.

Bộ Tài chính cho rằng, Luật Kế toán quy định về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán của Bộ Tài chính, nhưng với các bộ, ngành khác cùng UBND các cấp, Ngân hàng Nhà nước còn tương đối chung chung nên gây khó khăn trong việc xác định được trách nhiệm của từng cơ quan, để từ đó chủ động thực thi các biện pháp theo thẩm quyền. Ngoài ra, các bộ, ngành, UBND các cấp, Ngân hàng Nhà nước chưa được giao cụ thể việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nên làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán.

Một số quy định của Luật Kế toán cần hoàn thiện để đảm bảo nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật.

Chẳng hạn, theo Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 thì các tổ chức tín dụng được định nghĩa là tổ chức kinh tế nhưng Luật kế toán mới chỉ có khái niệm doanh nghiệp mà chưa có đối tượng áp dụng là các tổ chức kinh tế. Vì vậy cần bổ sung đối tượng áp dụng Luật là các tổ chức kinh tế để phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng.

Với những nguyên nhân trên, Bộ Tài chính hiện đang lấy ý kiến xây dựng dự án một luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, trong đó có Luật Kế toán.

Theo đó, việc sửa đổi sẽ đưa ra các quy định theo hướng làm rõ khái niệm chuẩn mực về kế toán gồm chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực Việt Nam, trong đó áp dụng IFRS và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Bộ Tài chính cho rằng, việc cho phép các đơn vị có nhu cầu và khả năng áp dụng IFRS sẽ giúp tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, LG, Panasonic cùng các nhà đầu tư từ châu Âu, Hoa Kỳ…; giúp các doanh nghiệp Việt Nam như Vinfast, Viettel dễ dàng niêm yết trên thị trường quốc tế và các doanh nghiệp nhà nước như PVN, EVN;… dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các thị trường tài chính quốc tế, đồng thời phù hợp với Nghị quyết của quốc hội về chống xói mòn thuế toàn cầu do Nghị quyết quy định căn cứ để xác định thuế tối thiểu dựa trên báo cáo tài chính được lập theo IFRS.

Ngoài ra, dự án Luật sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa, nhỏ bằng cách cho phép áp dụng chế độ kế toán đơn giản, hướng tới mục đích quản lý thuế là chính để phù hợp với năng lực, tiết giảm chi phí và thời gian cho công tác kế toán tại đơn vị, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Bộ Tài chính nhận định, tính tuân thủ của một số doanh nghiệp hiện chưa cao, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh. Việc cung cấp thông tin không trung thực có thể gây những hậu quả xấu cho môi trường đầu tư và nền kinh tế, vì vậy Luật cần hướng đến yêu cầu đơn vị phải tuân thủ nghiêm chuẩn mực và chế độ kế toán, góp phần phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Cùng với đó là sửa đổi, bổ sung các quy định nâng cao tính minh bạch của các thông tin trên báo cáo tài chính và tính tuân thủ quy định của pháp luật về kế toán tại các đơn vị có lợi ích công chúng, các đơn vị có quy mô lớn và doanh nghiệp Nhà nước. Từ đó đồng bộ với pháp luật về phòng chống rửa tiền đang được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nâng cao tính minh bạch trong nền kinh tế; cũng như sửa đổi bổ sung các quy định đơn vị công khi nộp báo cáo tài chính hợp nhất để đảm báo tính khả thi trong việc thi hành Luật.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Thiếu hụt nghiêm trọng và nhiều tác động tới nguồn nhân lực cảng biển

Thiếu hụt nghiêm trọng và nhiều tác động tới nguồn nhân lực cảng biển

(HQ Online) - Theo đánh giá của các doanh nghiệp cảng biển tại Việt Nam, từ năm 2024-2028, các khối nhân sự tại cảng biển sẽ có sự thay đổi mạnh về nhu cầu, do tác động của các xu hướng công nghệ nhằm đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế cảng biển tại Việt Nam.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024

Quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước; sửa quy định mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024.

Đọc nhiều