Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng đã tăng gần 5% trong nửa đầu năm

(HQ Online) - Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã đạt trên 21 triệu tỷ đồng, tăng gần 5% so với cuối năm 2023.
Tổng tài sản các ngân hàng thuộc khối Nhà nước tăng đột biến Vốn điều lệ nhóm ngân hàng tư nhân gấp đôi nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước Tổng tài sản trên thị trường bảo hiểm tăng mạnh

Theo số liệu mới được công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 21.070.762 tỷ đồng, tăng 4,97% so với cuối năm 2023.

Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, CB, GPBank, Oceanbank) có tổng tài sản đạt gần 8,75 triệu tỷ đồng, tăng 5,05% so với cuối năm 2023, chiếm hơn 41% tổng tài sản toàn hệ thống.

Nhóm ngân hàng thương mai cổ phần có tồng tài sản đạt hơn 9,43 triệu tỷ đồng, tăng 5 so với cuối năm trước. Nhóm ngân liên doanh, nước ngoài có tổng tài sản đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng, tăng 4,26%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính có tổng tài sản đạt 302.329 tỷ đồng, tăng 0,16% so với cuối năm 2023.

Thống kê từ báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024 của 29 ngân hàng cho thấy, tính đến cuối quý 2/2024, 4 “ông lớn” ngân hàng vẫn dẫn đầu về tổng tài sản, với BIDV tiếp tục là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống với hơn 2,52 triệu tỷ đồng; tiếp đến là VietinBank khi vượt qua Agribank để lên vị trí thứ 2 với hơn 2,16 triệu tỷ đồng.

Trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, MB dẫn đầu với gần 989 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với cuối năm trước; tiếp đến là Techcombank, VPBank, ACB…

Nguồn: BCTC các ngân hàng. Biểu đồ: H.Dịu
Nguồn: BCTC các ngân hàng. Biểu đồ: H.Dịu

Khối tài sản của top 10 ngân hàng dẫn đầu đã đạt hơn 13,6 triệu tỷ đồng, chiếm gần 77% tổng tài sản của 29 ngân hàng.

Ở chiều ngược lại, 5 ngân hàng có quy mô tổng tài sản nhỏ nhất hệ thống gồm BaoViet Bank, Kienlongbank,BVBank, PGBank và Saigonbank khi đều ở mức dưới 100.000 tỷ đồng.

Xét về tốc độ tăng trưởng, LPBank ghi nhận mức tăng tài sản lớn nhất tới 15,6%, chủ yếu nhờ tăng mạnh vềtiền gửi và cho vay; tiếp đến là BaoViet Bank với mức tăng 14,7%, MSB với 10,7%, BIDV với 9,6% so với cuối năm 2023. Chỉ có 3 ngân hàng ghi nhận tổng tài sản giảm là OCB, ABBank và VietABank.

Cùng với thông tin về tổng tài sản, theo NHNN, tổng vốn điều lệ của hệ thống tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đến cuối quý 2/2024 đạt hơn 1,069 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với cuồi năm 2023. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước có tổng vốn điều lệ ở mức 228.229 tỷ đồng, tăng 4,75%; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có tổng vốn điều lệ 587.850 tỷ đồng, tăng 8,35%... so với cuối năm trước.

NHNN cũng công bố tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến thời điểm cuối tháng 6/2024 ở mức 28,1%. Trong đó, cao nhất là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần với tỷ lệ 40,02%.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

(HQ Online) - Ngày 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đọc nhiều