Thuế tối thiểu toàn cầu có tác động trọng yếu tới các doanh nghiệp thuộc phạm vi áp dụng

(HQ Online) - Theo đánh giá của Deloitte Việt Nam, Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có tác động rất trọng yếu tới các doanh nghiệp thuộc phạm vi áp dụng. Các doanh nghiệp này cần sớm triển khai nghiên cứu quy định và chuẩn bị cho việc tuân thủ cũng như hoạch định các chính sách tối ưu có thể.

Việt Nam tham gia công ước thuế tối thiểu toàn cầu một cách tích cực Thực thi thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội để Việt Nam hút nguồn vốn FDI chất lượng cao Quốc hội ban hành Nghị quyết áp dụng tối thiểu toàn cầu

Thuế tối thiểu toàn cầu có tác động trọng yếu tới các doanh nghiệp thuộc phạm vi áp dụng
Doanh nghiệp cần hiểu rõ quy định, thu thập thông tin của nhiều đơn vị hợp thành, cân nhắc các yếu tố có ảnh hưởng trọng yếu đến việc tính toán và kê khai thuế TTTC. Ảnh: Internet

Ngày 29/11/2023, Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết số 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo Quy định Chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (GloBE) về thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC), có hiệu lực từ 1/1/2024, bao gồm thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR).

Phân tích tác động sơ bộ của việc áp dụng thuế TTTC, Deloitte Việt Nam cho biết, việc áp dụng các quy định về thuế TTTC theo Nghị quyết sẽ có ảnh hưởng lớn đến nghĩa vụ thuế của các tập đoàn đa quốc gia (MNE) thuộc phạm vi có hoạt động tại Việt Nam cũng như các nghĩa vụ kê khai và tuân thủ liên quan.

Theo đó, về nghĩa vụ thuế đối với các đơn vị hợp thành của các MNE hoạt động tại Việt Nam mà đang được hưởng ưu đãi thuế sẽ có rủi ro phát sinh thuế TNDN bổ sung nếu thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn 15%.

Đối với các công ty mẹ của các MNE của Việt Nam sẽ có rủi ro phát sinh thuế TNDN bổ sung đối với thu nhập của các đơn vị hợp thành ở nước ngoài mà đang áp dụng thuế suất thấp hoặc đang được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế suất theo nội luật của nước đó nếu thuế suất thực tế tại quốc gia đó thấp hơn 15%.

Đối với nghĩa vụ tuân thủ bổ sung, Deloitte Việt Nam cho biết sẽ phát sinh thêm nghĩa vụ lập tờ khai theo quy định thuế TTTC và giải trình kèm theo, ngoài nghĩa vụ kê khai quyết toán thuế TNDN hiện hành.

Thời hạn kê khai là 12 tháng sau khi kết thúc năm tài chính (đối với QDMTT) và 15 tháng (18 tháng đối với năm đầu tiên) sau khi kết thúc năm tài chính (đối với IIR).

Theo đánh giá của Deloitte Việt Nam, Nghị quyết về thuế TTTC sẽ có tác động rất trọng yếu tới các doanh nghiệp thuộc phạm vi áp dụng, bao gồm cả các những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Cụ thể, các doanh nghiệp thuộc phạm vi áp dụng sẽ chịu tác động rõ rệt về nghĩa vụ thuế bổ sung (nếu thuế suất thực tế < 15%, đặc biệt với các doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế) và nghĩa vụ tuân thủ kê khai thuế.

Các quy định về tính toán và kê khai tại Nghị quyết theo Quy định GloBE khá phức tạp với nhiều khái niệm và thuật ngữ lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ quy định, thu thập thông tin của nhiều đơn vị hợp thành, cân nhắc các yếu tố có ảnh hưởng trọng yếu đến việc tính toán và kê khai.

Theo Deloitte, nếu QDMTT của Việt Nam thỏa mãn là chính sách đạt chuẩn theo GloBE (thông qua các thủ tục xem xét và phê duyệt đồng cấp của OECD), các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam sẽ có khả năng được miễn tính toán lại thuế bổ sung theo Quy tắc GloBE tại nước sở tại, giúp giảm thiểu các gánh nặng về thủ tục hành chính và tiết kiệm chi phí tuân thủ liên quan.

Đơn vị này cũng cho rằng, Quy tắc đối với các khoản thanh toán chịu thuế dưới mức thuế suất TTTC (UTPR) – nguyên tắc bổ trợ cho IIR theo Quy định GloBE hiện chưa được đề cập trong Nghị quyết.

Việc áp dụng cả 2 cơ chế QDMTT và IIR cũng đảm bảo thuế bổ sung của các đơn vị hợp thành tại Việt Nam sẽ không bị thu bởi một nước thứ ba theo cơ chế UTPR, từ đó đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam.

Khuyến nghị tới doanh nghiệp thuộc phạm vi áp dụng, các chuyên gia của Deloitte cho rằng, với việc ban hành Nghị quyết về thuế TTTC từ năm 2024, các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng cần sớm triển khai nghiên cứu quy định và chuẩn bị cho việc tuân thủ cũng như hoạch định các chính sách tối ưu có thể.

Trong đó, có thể bao gồm 4 bước như sau: đánh giá tác động của thuế TTTC tại Việt Nam cũng như các quốc gia có hoạt động kinh doanh khác của tập đoàn; theo sát lộ trình ban hành các hướng dẫn chi tiết (Nghị định) liên quan đến thuế TTTC tại Việt Nam để hiểu rõ về các quy tắc tính toán và kê khai; chuẩn bị sẵn nguồn lực (nhân lực, công cụ, tư vấn…) để sẵn sàng cho việc triển khai áp dụng và tuân thủ; lên kế hoạch cho việc tuân thủ kê khai nghĩa vụ thuế bổ sung, đồng thời cân nhắc các biện pháp tối ưu/ưu đãi khác nếu có nhằm giảm thiểu ảnh hưởng phát sinh của nộp thuế TTTC.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều