Thời điểm “vàng” để doanh nghiệp chuyển đổi số

(HQ Online) - Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp thích nghi với môi trường kinh doanh và nhu cầu của đối tác, khách hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số toàn cầu.
Doanh nghiệp gia tăng giá trị kinh doanh qua chuyển đổi số
Chuyển đổi số: Khu vực ASEAN hướng đến sản xuất thông minh
Tuyển sinh đại học năm 2021: Định hướng nghề nghiệp gắn với chuyển đổi số
Quản lý thuế cũng cần chuyển đổi số
Thời điểm “vàng” để doanh nghiệp chuyển đổi số
Chuyển đổi số là chiến lược quan trọng của các doanh nghiệp. Ảnh: ST

Bước đi chiến lược

Là một trong những DN tiên phong thực hiện chuyển đổi số tại TPHCM, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Sản xuất Thương mại Mebipha Lâm Thúy Ái cho rằng, hiện nay, nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế nên các DN đã và đang triển khai thực hiện việc chuyển đổi số. Bởi chuyển đổi số sẽ tiết kiệm thời gian cho DN, thuận lợi cho DN khi thực hiện các thủ tục giấy tờ vì mọi hồ sơ thủ tục đều làm trên mạng nên nhanh chóng, tiện lợi, rõ ràng.

Tại TPHCM Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đã kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số, nhất là cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số.

Hưởng ứng Chương trình chuyển đổi số của TP, cuối tháng 9/2020, Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM đã công bố Chương trình chuyển đổi số nhằm tư vấn và hỗ trợ DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP tiếp cận với các gói giải pháp chuyển đổi số với chi phí phù hợp, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo Chương trình chuyển đổi số của Hiệp hội Doanh nghiệp TP, Hội Tin học TPHCM sẽ dành khoảng 4 tỷ đồng hỗ trợ cho khoảng 300 DN nhỏ và vừa đăng ký chuyển đổi số trong năm đầu; tổ chức các chương trình tư vấn, tập huấn hướng dẫn DN lựa chọn các giải pháp chuyển đổi số phù hợp.

Tương tự bà Trần Phương Ngọc Thảo, Giám đốc chuyển đổi số Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho rằng, ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành, sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng, nên áp dụng trước hết ngay tại các công ty thành lập tại Việt Nam, có pháp nhân Việt Nam. Bà đánh giá các công ty Việt Nam hoàn toàn có thể lớn mạnh và vươn ra thế giới.

Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Chuyển đổi số được coi là bước đi chiến lược của DN.

Chia sẻ về bước chuyển mình này của DN, ông Lê Trí Thông, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TPHCM cho rằng, không đợi đến dịch bệnh mà trước đó, câu chuyện chuyển đổi số là dòng chảy chủ lưu trong khi chúng ta không ai có thể đứng ngoài dòng chảy đó. Dịch Covid-19 khiến dòng chảy đó đẩy chúng ta đi nhanh hơn. Những ai chậm hoặc không sẵn sàng để bơi trong dòng chảy công nghệ đó sẽ bị sóng Covid nhấn sâu hơn.

“Chính vì vậy, sau đợt này lại càng thêm tính chiến lược, và tính chiến lược đó cho thấy rõ ràng không phải cứ có công nghệ là thành công, mà vấn đề ở đây là sử dụng công nghệ như thế nào. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mất tiền cũng nhiều, có rất nhiều bạn trẻ cũng chỉ nhìn vào công nghệ nhưng thiếu yếu tố về thị trường. Các bạn mất vài năm để tạo ra công nghệ nhưng những công nghệ đó không thể thương mại hóa được”, ông Lê Trí Thông nhấn mạnh.

Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Đầu năm 2021, Bộ đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025. Đây là chương trình hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.

Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2025, tất cả doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số một cách toàn diện từ nhân sự đến quản trị, tài chính, dữ liệu. Đồng thời, thiết lập được mạng lưới chuyên gia tư vấn thúc đẩy chuyển đổi số trong từng lĩnh vực cụ thể như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại…

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tập trung xây dựng các công cụ số, nền tảng số, cơ sở dữ liệu chuyển đổi số phục vụ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức Hiệp hội, Viện nghiên cứu, trường Đại học đang phát triển các công nghệ số, nền tảng số thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC):

Việt Nam khởi động chương trình chuyển đổi số quốc gia từ năm 2020 với ba trụ cột chính là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Năm 2021 được nhận định là thời điểm “vàng” cho chuyển đổi số của Việt Nam. Do đó, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cần phải hành động ngay để khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam sớm thành hiện thực. Đây là xu hướng tất yếu của thế giới, doanh nghiệp không thể e dè, đi ngược lại quy luật.

Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp cần thành lập ban chuyển đổi số bao gồm các chuyên gia tư vấn độc lập nhằm bổ sung năng lực và tri thức doanh nghiệp còn thiếu hoặc chuyên sâu đảm bảo dự án thành công. Cuối cùng, doanh nghiệp cần nhanh chóng đào tạo phát triển năng lực chuyển đổi số, đặc biệt về nhân lực, quy trình và dữ liệu.

Để chuyển đổi số thành công

Để chuyển đổi số thành công, gia tăng giá trị kinh doanh, chủ DN, người điều hành phải là người chỉ huy trực tiếp hoạt động, phê duyệt nguồn lực và quan trọng nhất họ phải là những kiến trúc sư quản trị sự thay đổi trong chuyển đổi số.

Ông Vũ Tuấn Anh, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Tái cấu trúc doanh nghiệp và Chuyển đổi số doanh nghiệp (DR. SME) cho rằng, chủ DN cần thành lập Ban chuyển đổi số bao gồm các chuyên gia tư vấn độc lập nhằm bổ sung năng lực và tri thức DN còn thiếu hoặc chuyên sâu đảm bảo dự án thành công. Đồng thời, nhanh chóng đào tạo phát triển năng lực chuyển đổi số DN, đặc biệt về nhân lực, quy trình và dữ liệu.

Phân tích về vai trò của chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng và sản xuất, ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Kinh tế và Kinh doanh - trường Đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh, doanh nghiệp cần tư duy chuỗi cung ứng trong chiến lược, thực thi và vận hành chuyển đổi số.

Chuyển đổi số thành công đòi hỏi DN tiếp cận chuyển đổi số nội tại doanh nghiệp, tích hợp phía trước với khách hàng và phía sau với nhà cung cấp. Các giải pháp chuyển đổi số phải tập trung vào độ mở, khả năng tích hợp cũng như vận hành trên toàn chuỗi cung ứng. Đặc biệt các giải pháp chuyển đổi số chuỗi cung ứng cần coi trọng vào dữ liệu, quy trình, công nghệ và nhân lực tích hợp bên trong cũng như bên ngoài.

Hiện có đến khoảng 90% DN nhỏ và vừa tham gia việc chuyển đổi số. Theo Thạc sĩ Tô Đình Hiếu, Giám đốc điều hành Công ty Dinox Consulting, DN nhỏ vẫn còn đó nhiều lợi thế trong hành trình chuyển đổi số đặc biệt khả năng linh hoạt và thay đổi.

Tuy nhiên, DN nhỏ còn rất nhiều hạn chế về nguồn lực như tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng, mạng lưới kết nối, chính sách…, do đó quá trình chuyển đổi số với họ là cả một chặng đường đầy gian nan.

Do đó, các DN nhỏ trong quá trình chuyển đổi số cần nghiên cứu cách thức vận hành của các DN lớn như kiến trúc DN, mô hình kinh doanh, quy trình trong bối cảnh riêng vận dụng linh hoạt sáng tạo và thực tiễn trong bối cảnh của mình.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Uống trà Không Độ nở rộ niềm vui trúng giải lớn dịp Tết

Uống trà Không Độ nở rộ niềm vui trúng giải lớn dịp Tết

(HQ Online) - Trước áp lực công việc và hàng trăm thứ phải chi tiêu trong những ngày cuối năm, uống Trà Xanh Không Độ mỗi ngày, người tiêu dùng vừa giảm stress vừa có cơ hội trúng 3 giải nhất còn lại, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng cùng 9 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng và 15 giải ba, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng để có thêm tiền tưng bừng mua sắm, đón Tết đang đến rất gần.

Đọc nhiều