Thiếu công nghệ chế biến, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản còn khó khăn

(HQ Online) - Để tăng giá trị cho nông sản xuất khẩu, cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp số hóa trong sản xuất, chế biến, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Cổng thông tin về sản phẩm trái cây và gia vị Việt Nam góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu Những mặt hàng nông sản “đầu tàu” của xuất khẩu Tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể kết hợp cùng "ông lớn"

Hiện nay, Việt Nam có hơn 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như rau quả, gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ... Đây đều là những mặt hàng sản xuất, xuất khẩu chủ lực.

Nông lâm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu (EU), Nhật Bản... Trong đó, EU là thị trường tiềm năng của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu năm 2023, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt 33,21 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhóm nông sản vẫn có những tăng trưởng tích cực khi đạt 16,9 tỷ USD, tăng 11,5 %.

Trong đó, ngành rau quả là “điểm sáng” khi mang lại cho Việt Nam 3,55 tỷ USD, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm trước, hướng tới mục tiêu đạt 5 tỷ USD trong năm 2023. Riêng đối với thị trường châu Âu, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 7 tháng năm 2023 đạt 139,3 triệu USD.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong 8 tháng 2023 đạt trên 1 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2022. Qua đó, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia mạnh về xuất khẩu gia vị với vị thế đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, quế; đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi. Ngoài ra còn có các mặt hàng gia vị khác cũng chiếm vị trí khá quan trọng như: ớt, đinh hương, gừng, bạch đậu khấu...

Hội thảo: Ứng dụng công nghệ - Đổi mới sáng tạo để tăng cường năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam.
Hội thảo: Ứng dụng công nghệ - Đổi mới sáng tạo để tăng cường năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam. Ảnh: H.D

Phát biểu tại Hội thảo: Ứng dụng công nghệ - Đổi mới sáng tạo để tăng cường năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào ngày 27/9, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký VCCI cho biết, Việt Nam đã ký kết nhiều FTA với hầu hết khu vực kinh tế phát triển. Đây là cơ hội để Việt Nam mở rộng phát triển thị trường, khẳng định vị thế, tiềm năng, thế mạnh ngành hàng nông, lâm, thủy sản.

Bà Lan Anh cũng nêu, giá trị xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa và phát triển kinh tế đất nước.

Nói thêm về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho hay, thông qua công tác hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, Việt Nam đã thu hút được ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, góp phần bổ sung nguồn lực về vốn, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tăng cường đổi mới trang thiết bị cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia và doanh nghiệp cũng nêu thực trạng, nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu xuất thô do thiếu công nghệ chế biến, bảo quản; chưa đảm bảo đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu… Vì thế việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam gặp những khó khăn, thách thức nhất định.

Do đó, để tăng cường năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam, Tổng thư ký VCCI cho rằng cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ toàn ngành phát triển theo chuỗi, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, số hóa trong sản xuất, chế biến nông sản để đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp được khuyến nghị tìm đến các chương trình hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. Chẳng hạn như Dự án Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam (SFV-Export) do EU tài trợ với sự phối hợp thực hiện giữa VCCI và Oxfam tại Việt Nam; hoặc đề án “Đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược, quan trọng”… được thực hiện với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu bền vững và tăng cường năng lực xuất khẩu, đặc biệt sang các thị trường trọng điểm cho doanh nghiệp nông sản.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình

(HQ Online) - Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện để các bộ, ngành, địa phương được chủ động sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đọc nhiều