Tăng trưởng kinh tế số từ thương mại điện tử bền vững

(HQ Online) - Thương mại điện tử bền vững sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế số.
Doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử Doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử
Doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường Doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường
Thương mại điện tử là kênh tiêu thụ chính của hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Thương mại điện tử là kênh tiêu thụ chính của hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Tăng trưởng kinh tế số từ thương mại điện tử bền vững
Nguồn: Báo cáo e-Conomy SEA 2022

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số Việt Nam ghi nhận tổng giá trị hàng hóa (GMV) đạt 23 tỷ USD vào năm 2022. Con số này dự kiến đạt 49 tỷ USD vào năm 2025 và giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, phần nhiều là nhờ lĩnh vực thương mại điện tử phát triển bùng nổ.

Báo cáo trên dự báo ngành thương mại điện tử trong nước sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm là 37% trong giai đoạn 2022-2025. Đến năm 2025, giá trị ngành thương mại điện tử dự kiến đạt 32 tỷ USD, chiếm gần 2/3 (65%) tổng giá trị nền kinh tế số Việt Nam.

Theo PGS.TS Phạm Công Hiệp và TS. Nguyễn Nhật Minh, hai nghiên cứu viên đến từ Đại học RMIT Việt Nam đồng thời là chuyên gia cố vấn cho báo cáo “Thương mại điện tử phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số” do Lazada và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố năm 2023, ngành thương mại điện tử đang bước vào một thời kỳ phát triển mới. Sau giai đoạn Covid-19 đầy biến động, ngành thương mại điện tử Việt Nam hiện đang tập trung xây dựng và đưa vào thực tiễn các chiến lược phát triển bền vững.

Các chuyên gia này cho rằng, thương mại điện tử bền vững sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, cung cấp dịch vụ, sản phẩm tốt nhất cho người dùng, từ đó đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế số.

Do vậy, 4 trọng tâm mà ngành thương mại điện tử cần tập trung vào để phát triển bền vững bao gồm: mô hình kinh doanh bền vững, cơ sở hạ tầng bền vững, nguồn nhân lực số chất lượng cao, và công nghệ mới nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Trong đó, theo các chuyên gia, việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững dựa trên khung ESG (môi trường, xã hội và quản trị) sẽ trở thành yêu cầu thiết yếu cho doanh nghiệp thương mại điện tử. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định được tầm nhìn và định hướng phát triển trong thời đại kỹ thuật số. Doanh nghiệp nên tiếp tục gia tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ một cách bền vững và dựa trên hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng thông qua ứng dụng công nghệ. Đồng thời, doanh nghiệp nên áp dụng các thông lệ bền vững trong quản lý tài chính nhằm giám sát, tối ưu hoá và bảo vệ tài sản, thu nhập cũng như nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Về cơ sở hạ tầng, chuyên gia Đại học RMIT cho rằng, chi phí logistics chiếm khoảng 10-20% giá thành sản phẩm. Để tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng các công nghệ tiên tiến. Việc áp dụng công nghệ cũng có thể đem đến các giải pháp các-bon thấp cũng như tăng hiệu quả trong giao vận và các nghiệp vụ sau giao hàng như đổi trả hàng hóa...

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đọc nhiều