Tăng cường hợp tác 3 bên đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Để xây dựng nhà máy thông minh, góp phần chuyển đổi số hiệu quả không chỉ cần sự cố gắng của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ quyết liệt từ cơ quan Trung ương mà còn cần cả sự phối hợp chặt chẽ của địa phương. Mô hình hợp tác 3 bên là cần thiết để có thể phát triển nhà máy thông minh một cách bền vững.
Samsung khởi động dự án tư vấn cải tiến doanh nghiệp tại Bắc Ninh Samsung khởi động dự án tư vấn cải tiến doanh nghiệp tại Bắc Ninh

(HQ Online) - Samsung Việt Nam vừa phối hợp cùng tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ khởi động Dự án tư vấn cải tiến doanh ...

Chuyển đổi số là chìa khóa để tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Cùng với đó, nhu cầu chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, thích ứng với điều kiện bình thường mới và sự phát triển của nền kinh tế số càng diễn ra mạnh mẽ sau thời kỳ ảnh bi ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tăng cường hợp tác 3 bên đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
Chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương, tỉnh Bắc Ninh và Samsung cũng giúp 32 doanh nghiệp Bắc Ninh được tư vấn cải tiến, tăng năng suất, giảm tỷ lệ lỗi, giảm thiểu tồn kho; các nhà cung ứng của Samsung tại Bắc Ninh đã tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng chuyển đổi số tại doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến chế tạo hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tính sẵn sàng ứng dụng các công nghệ 4.0 trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp, hầu hết các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những rào cản như thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp…

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định ban hành Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025. Trong đó, đối với lĩnh vực công nghiệp, Bộ Công Thương cũng đặt ra yêu cầu cần xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột, xây dựng chiến lược, cơ cấu tổ chức thông minh, nhà máy thông minh, vận hành thông minh để tạo ra sản phẩm thông minh…

Theo Bộ Công Thương, chuyển đổi số là chìa khóa để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nên cần được triển khai liên tục, kiên trì, thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí nguồn lực. Đồng thời đảm bảo tính kế thừa và đổi mới sáng tạo với những bước đi vững chắc, phù hợp thực tiễn hoạt động của Bộ Công Thương và của ngành Công Thương trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực, theo định hướng chủ trương, nghị quyết của Trung ương.

Liên kết 3 bên đẩy mạnh phát triển nhà máy thông minh

Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả không chỉ cần sự cố gắng của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ quyết liệt từ cơ quan Trung ương mà còn cần cả sự phối hợp chặt chẽ của địa phương. Mô hình hợp tác 3 bên là cần thiết để có thể phát triển nhà máy thông minh một cách bền vững

Mới đây trong tháng 5/2022, Samsung Việt Nam đã phối hợp cùng Bộ Công Thương và các địa phương tổ chức Lễ khởi động Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh cho 14 doanh nghiệp tại các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên và Hà Nam.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đã được Samsung phối hợp cùng Bộ Công Thương ký kết biên bản ghi nhớ vào tháng 2/2022 với mục tiêu hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh tại 50 doanh nghiệp và đào tạo 100 chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn nhà máy thông minh trong 02 năm (2022 – 2023).

Dự án hợp tác phát triển nhà máy thông minh đợt 1 năm 2022 (6 tháng đầu năm 2022) sẽ có 14 doanh nghiệp tham gia bao gồm: 07 doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh, 02 doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc, 03 doanh nghiệp tại Thành phố Hà Nội, 01 doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên và 01 doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam. Tham gia vào dự án, các chuyên gia sẽ đánh giá tình hình vận hành nhà máy hiện tại của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn nhà máy thông minh. Căn cứ vào kết quả đánh giá, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn thiết lập nhà máy thông minh.

Cũng trong khuôn khổ dự án, Samsung sẽ tiến hành đào tạo các chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực nhà máy thông minh thông qua khóa đào tạo kéo dài 12 tuần bao gồm 03 tuần đào tạo lý thuyết và 09 tuần đào tạo thực hành nhằm giúp các chuyên gia lĩnh hội các kiến thức và nâng cao năng lực tư vấn liên quan đến việc thiết lập nhà máy thông minh. Đặc biệt, trong 9 tuần thực hành, các chuyên gia tư vấn Việt Nam cùng các chuyên gia tư vấn của Samsung Hàn Quốc, sẽ trực tiếp tham gia khảo sát, đánh giá và tư vấn các doanh nghiệp tại hiện trường.

“Giờ đây, với thành quả của 7 năm qua (từ 2015 đến nay) trong việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, Samsung cũng sẽ đồng hành và hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam trong kế hoạch trung và dài hạn nhằm phát triển lĩnh vực sản xuất thông minh, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Tôi hi vọng, dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh này sẽ trở thành một nguồn động lực đóng góp vào công cuộc chuyển đổi số của Chính phủ Việt Nam” – ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho biết.

Mặc dù chương trình vừa được khởi động không lâu nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào kết quả của nó bởi mô hình liên kết 3 bên này đã được chứng minh tính hiệu quả khi Samsung và Bộ Công Thương cùng các địa phương triển khai chương trình hợp tác về cải tiến sản xuất và chất lượng cho các doanh nghiệp trước đó. Chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương, tỉnh Hải Dương và Samsung từ tháng 2/2022 đã thực hiện tư vấn cải tiến về sản xuất và chất lượng cho 15 doanh nghiệp trên địa bàn và nhận được những phản hồi tích cực của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất, giảm tỷ lệ lỗi, thay đổi nhận thức của cán bộ, công nhân viên tại doanh nghiệp trong vấn đề duy trì các hoạt động cải tiến, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của khách hàng không chỉ về giá cả, chất lượng, giao hàng mà còn cả về trách nhiệm với xã hội trong vấn đề về môi trường, an toàn lao động.

Chương trình hợp tác giữa Bộ Công Thương, tỉnh Bắc Ninh và Samsung cũng giúp 32 doanh nghiệp Bắc Ninh được tư vấn cải tiến, tăng năng suất, giảm tỷ lệ lỗi, giảm thiểu tồn kho; các nhà cung ứng của Samsung tại Bắc Ninh đã tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng; nhiều doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận và quảng bá, giới thiệu sản phẩm với các tập đoàn đa quốc gia cũng như tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Thông qua các dự án, Samsung mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn toàn cầu trên mọi lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất…để từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp này có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng không chỉ của Samsung mà cả mạng cung ứng toàn cầu” – ông Choi nhấn mạnh.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Đọc nhiều