Tân cảng Sài Gòn hướng tới tập đoàn kinh tế biển hàng đầu tại Việt Nam

(HQ Online) - Với hệ thống 18 cảng biển trong cả nước, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đang tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại phát triển hoạt động cảng biển và logistics, phấn đấu trở thành Tập đoàn Kinh tế biển hàng đầu Việt Nam gắn với xây dựng và phát triển khu kinh tế Quốc phòng Trường sa.
Hai giải thưởng Cảng xanh của Việt Nam đều thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
Tân cảng Sài Gòn chuyển đổi số để phục vụ doanh nghiệp
Tân cảng Hiệp Phước đạt năng suất xếp dỡ cao kỷ lục
Lợi nhuận Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tăng 5-7%
Tân cảng Sài Gòn giảm 20-50% phí cho container hàng lạnh và gạo
Tân cảng Sài Gòn hướng tới tập đoàn kinh tế biển hàng đầu tại Việt Nam
Nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại được đầu tư tại cảng Cát Lái. Ảnh: T.H

Tăng bậc trong năm Covid-19

Năm 2020, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng tổng sản lượng xếp dỡ tại các cảng biển Việt Nam vẫn đạt hơn 22 triệu teus, tăng 13% so với cùng kỳ. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh chuỗi cung trên thế giới bị gián đoạn do dịch Covid-19. Kết quả này có sự đóng góp rất quan trọng của hệ thống 18 cảng biển thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.

Không dừng lại ở một vài đề án chuyển đổi số áp dụng ở từng khu vực riêng lẻ, trên nền tảng công nghệ số đã xây dựng thành công trong thời gian qua, Tân cảng Sài Gòn đang từng bước hoàn thiện, hướng đến Hệ sinh thái số eSNP. Hệ sinh thái này là một hệ thống điện tử trung gian giúp kết nối hệ thống của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cảng biển nhằm đơn giản hóa, chuẩn hóa và tăng tốc trong việc trao đổi thông tin giữa các bên, tăng hiệu quả tương tác với các cơ quan Hải quan, hàng hải và cảng vụ, từ đó tăng cường kiểm soát, tối ưu quản lý và tự động hóa các quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí trong các hoạt động khai thác cảng và logistics.

Với việc ứng dụng nhiều chương trình quản lý hiện đại, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, năm 2020, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh, về đích sớm trước 10 ngày. Theo ông Ngô Minh Thuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, kết quả kinh doanh năm 2020 tiếp tục khẳng định vị thế của Tân cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng container số 1 Việt Nam với 62% thị phần XNK container cả nước, xếp vị trí thứ 19 (tăng 1 bậc so với 2019) trên bảng xếp hạng các cụm cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới. Sản lượng container thông qua các cảng thuộc hệ thống Tân cảng Sài Gòn đạt 9,55 triệu teus, tăng 8,5% so với năm 2019, tăng 3,1% kế hoạch năm 2020. Năng suất lao động tăng 12,1%, thu nhập bình quân tăng 7,9% so với năm 2019. Tổng công ty đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 6 liên tiếp – là doanh nghiệp duy nhất trong ngành kinh doanh khai thác cảng biển, dịch vụ logistics, vận tải và các ngành kinh tế biển vinh dự đạt được danh hiệu này; được xếp hạng 100 doanh nghiệp phát triển bền vững. Năm 2020, tổng thu thuế của nhà nước với hàng hóa thông qua Cát Lái khoảng 73.500 tỷ đồng/năm, trung bình một tháng là trên 6.000 tỷ đồng và mỗi ngày là gần 200 tỷ đồng (tính cả thứ Bảy, Chủ nhật).

Thời gian qua, Tân cảng Sài Gòn đã triển khai thành công hệ thống giám sát an ninh cảng biển trên nền tảng công nghệ. Hệ thống này tích hợp các cổng kiểm soát, camera giám sát, bản đồ số giúp kiểm soát toàn bộ địa bàn trong và ngoài cảng; ứng dụng công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo trong phân tích sự cố cháy nổ, tình trạng mất an ninh trật tự thông qua hình ảnh và cảnh báo tự động đến Trung tâm an ninh cảng, giúp cho hoạt động giám sát được chủ động, kịp thời.

Hướng đến Tập đoàn kinh tế biển

Theo lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, cảng biển được biết đến là cửa khẩu quan trọng của hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và là đầu mối chuyển đổi các phương thức vận tải từ vận tải biển sang vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Hàng năm, hệ thống cảng biển Việt Nam thông qua đến 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

Hiện nay, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đang kinh doanh và khai tác 18 cảng trong đó có 5 cảng nước sâu trải dài khắp cả nước, chiếm trên 62% sản lượng hàng thông qua cảng biển của cả nước. Chính vì vậy, Tân cảng Sài Gòn luôn hướng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, thông qua công tác đầu tư bài bản từ thiết bị, công nghệ, hạ tầng cảng biển, logistics cũng như giải pháp kết nối với các chân hàng, góp phần quan trọng phát triển dịch vụ cảng biển, logistics theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của cảng biển, logistics để chủ động hội nhập.

Có thể thấy, hoạt động cảng biển và logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá trong năm 2021, như: từ kết quả thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, sự ổn định chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh trong nước; cùng sự dịch chuyển sản xuất, dịch chuyển chuỗi cung ứng thế giới sang Việt Nam, sự tăng cường quan hệ thương mại song phương với một số quốc gia theo các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP và sự phục hồi của hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như tại các quốc gia đối tác xuất khẩu của Việt Nam… đây sẽ là bệ đỡ cho tăng trưởng của hoạt động thương mại của Việt Nam trong năm 2021, và do đó ngành cảng biển, hoạt động logistics được dự báo sẽ có một năm vượt khó, vươn lên.

Ngay từ những ngày đầu của Xuân mới Tân Sửu 2021, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hăng hái ra quân sản xuất, tiếp tục khẳng định bản lĩnh, ý chí, niềm tin và khát vọng quyết tâm phấn đấu xây dựng Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn trở thành Tập đoàn kinh tế biển hàng đầu Việt Nam gắn với xây dựng và phát triển khu kinh tế quốc phòng Trường Sa.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(HQ Online) - Bằng việc áp dụng các công nghệ mới từ trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt… sản phẩm giải pháp quản lý sảnh Smart Visitor Meeting Solution (VIME) của Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ TECHPRO đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2024 tại hạng mục Quản trị doanh nghiệp.
Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

(HQ Online) - Trong văn bản lần thứ 3, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam chiếm 85% thị phần toàn ngành đã tiếp tục phản đối việc nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng theo lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát (HPG), việc này nhằm ủng hộ sản xuất trong nước.

Đọc nhiều