Nộp dần nợ thuế trong thời hạn tối đa 3, 6, 12 tháng tuỳ trường hợp

(HQ Online) - Công ty CP ô tô 1-5 vừa có công văn gửi cơ quan Hải quan đề nghị được nộp dần tiền thuế nợ.
Sẽ cưỡng chế nếu không hoàn thành hồ sơ xóa nợ trong thời hạn quy định
Không doanh nghiệp nào quan tâm đấu giá hạn ngạch nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng năm 2021
Gia hạn thời gian cơ cấu trả nợ, miễn giảm lãi, phí đến hết 2021

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, Điều 18 Thông tư 06/2021/TT-BTC ngày 22/1/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn khoản 5 Điều 124 Luật Quản lý thuế quy định về nộp dần tiền thuế nợ như sau: “Số lần nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ, thủ tục nộp dần tiền thuế nợ được thực hiện theo quy định tại khoản 67 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC”.

Khoản 1, 2, 3 Điều 134 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 67 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “a) Tiền thuế nợ từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng. e) Số tiền thuế nộp dần theo cam kết bao gồm tiền thuế nợ và tiền chậm nộp phát sinh”.

Nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn tối đa không quá 3 tháng
Công chức Cục Hải quan Hà Nội hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp. Ảnh: N.Linh

Theo đó, 1 bản chính công văn đề nghị nộp dần tiền thuế của người nộp thuế theo mẫu số 30/CVNDTT/TXNK Phụ lục 6 ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC; 1 bản chính thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo quy định đối với trường hợp thư bảo lãnh bản giấy. Trường hợp bảo lãnh điện tử thì người nộp thuế không phải nộp chứng từ này. Chi cục hải quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại quan một chi cục.

Theo đó, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp Công ty CP ô tô 1-5 không có khả năng nộp 1 lần tiền thuế nợ (bao gồm tiền thuế ấn định còn nợ và tiền chậm nộp nếu có) và có đề nghị nộp dần thì được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn tối đa không quá 3 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu có bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với toàn bộ số tiền thuế nợ.

Hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 134 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 67 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.

Liên quan đến thực hiện biện pháp cưỡng chế trong trường hợp nộp dần tiền thuế nợ, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế... được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quả 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế”.

Tại khoản 5 Điều 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Trong thời gian quy định của pháp luật về đăng ký DN, người nộp thuế bị cưỡng chế nộp đủ số tiền thuế nợ vào NSNN hoặc số tiền bị cưỡng chế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần... và người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của DN thì cơ quan quản lý thuế lập văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của DN, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khôi phục tình trạng pháp lý cho DN”.

Với các quy định này, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp Công ty CP ô tô 1-5 được nộp dần tiền thuế nợ thì có văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý gửi Chi cục Hải quan Hòa Lạc-Cục Hải quan Hà Nội. Trên cơ sở văn bản của DN, cơ quan Hải quan lập văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý gửi Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội để khôi phục tình trạng pháp lý cho DN. Mẫu văn bản thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo quy định tại khoản 67 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2,3 Điều 134 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định: “Điều 134. Nộp dần tiền thuế nợ

1. Người nộp thuế nợ tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền mà cơ quan hải quan đã ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 100/2016/NĐ-CP thì được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo mức sau:

a) Tiền thuế nợ từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng;

b) Tiền thuế nợ trên 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 6 tháng;

c) Tiền thuế nợ trên 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng;

d) Trường hợp người nộp thuế không nộp đủ số tiền thuế theo thời hạn đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ và bị cưỡng chế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 39 Nghị định 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 5 Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

e) Số tiền thuế nộp dần theo cam kết bao gồm tiền thuế nợ và tiền chậm nộp phát sinh”.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Thời hạn ra quyết định xử phạt và thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?

Thời hạn ra quyết định xử phạt và thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?

(HQ Online) - Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) quy định nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không gửi văn bản giải trình hoặc văn bản đề nghị gia hạn thời hạn giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định xử phạt trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC hoặc 10 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC đối với vụ việc phải chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt.

Đọc tiếp

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, việc tính thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) trong thực thi thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) cho phép giảm trừ giá trị tài sản hữu hình và tiền lương khi tính lợi nhuận tính thuế bổ sung. Điều này thể hiện quan điểm của quy định về thuế TTTC là khuyến khích hoạt động đầu tư thực chất hiện hữu tại quốc gia nhận đầu tư thông qua sự tồn tại của tài sản hữu hình và nhân công.

Đọc nhiều