Nhiều doanh nghiệp còn mơ hồ về EUDR và CBAM
Doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu “xanh” Doanh nghiệp cần chuyển đổi để thích ứng với cơ chế CBAM của EU Đáp ứng quy định xanh cho xuất khẩu |
Doanh nghiệp phát phát triển bền vững để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ảnh minh hoạ: ST |
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và một số tỉnh thành khác nói riêng còn rất mơ hồ với các nội dung về EUDR (Quy định nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng) và CBAM (Đạo luật Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon). Một số doanh nghiệp đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc tuân thủ EUDR và CBAM nhưng gặp khó khăn trong việc đáp ứng thực thi các yêu cầu liên quan.
“Khách hàng EU yêu cầu sản phẩm tuân thủ EUDR mà không biết đưa gì cho khách để chứng minh mình tuân thủ mặc dù đã có FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững)” hoặc "Các sản phẩm của doanh nghiệp tôi khi được đối tác EU nhập khẩu vào thị trường EU thì có nguy cơ bị đánh thuế carbon hay không và làm thế nào để chỉ phải chịu mức thuế thấp?”...là những chia sẻ băn khoăn của một số doanh nghiệp khi được khảo sát, cho thấy nhu cầu cấp thiết cần được trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu của EUDR và CBAM cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU) sẽ chính thức có hiệu lực ngày 31/12/2024, đồng nghĩa chỉ những sản phẩm không gây phá rừng và hợp pháp mới được nhập khẩu vào thị trường này. Thông qua thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm “không gây phá rừng” và giảm tác động của Liên minh châu Âu vào phá rừng và suy thoái rừng trên toàn cầu, quy định EUDR được kỳ vọng sẽ góp phần làm giảm ít nhất 32 triệu tấn khối/năm lượng phát thải khí carbon cũng như mất đa dạng sinh học,
Trong khi đó, cơ chế CBAM sẽ bắt đầu áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 với giai đoạn báo cáo đầu tiên cho các nhà nhập khẩu kết thúc vào ngày 31/1/2024. Theo đó, nhà nhập khẩu có nghĩa vụ phải báo cáo sản lượng hàng hóa chịu tác động của cơ chế điều chỉnh carbon khi nhập hàng vào EU. Đối với CBAM, EU áp dụng cơ chế này nhằm thúc đẩy tiến trình đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa carbon. CBAM có thể gây nhiều khó khăn cho các quốc gia có hàng hóa xuất khẩu đến thị trường EU, trong đó có Việt Nam.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ các quy định mới của EU liên quan đến EUDR và CBAM, Cục Xúc tiến thương mại cho biết sẽ tổ chức Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh tại Cần Thơ vào ngày 5/9. Đây là lớp đào tạo thứ hai trong khuôn khổ chuỗi chương trình được Cục Xúc tiến thương mại thực hiện trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 tại Hà Nội, Cần Thơ và TPHCM. |
Ý kiến bạn đọc