Ngân hàng Nhà nước dự thảo quy định cơ chế thử nghiệm cho Fintech

(HQ Online) - Để phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Để Fintech là “mảnh ghép” mấu chốt trong hệ sinh thái ngân hàng số TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu xây dựng “Phố Fintech” Đa dạng hóa nguồn vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu từ công nghệ tài chính

Theo dự thảo tờ trình Chính phủ của NHNN, thời gian qua, ngành ngân hàng thế giới nói chung, ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng đã chứng kiến xu hướng ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới gắn với thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI)... vào các mô hình kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng trải nghiệm khách hàng, giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng, an toàn, thuận tiện với các dịch vụ phù hợp, chi phí hợp lý.

Tại Việt Nam, xu hướng phát triển công nghệ tài chính (Fintech) còn được thể hiện rõ nét qua việc các công ty khởi nghiệp công nghệ, các tổ chức không phải là ngân hàng có thế mạnh công nghệ tham gia vào các mảng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính (công ty Fintech)...

Công ty tài chính với sự ràng buộc về mặt pháp lý chưa thể bứt phá công nghệ như các công ty Fintech.  Ảnh: ST
Lĩnh vực Fintech có nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh minh họa: ST

Thực tế cho thấy, thị trường tại nước ta đang xuất hiện nhiều công ty Fintech tham gia vào lĩnh vực tài chính như cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, cho vay ngang hàng (P2P Lending), chấm điểm tín dụng, quản lý tài chính cá nhân...

Đặc biệt, lĩnh vực Fintech còn thu hút lượng lớn nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, NHNN nhận định, sự phát triển nhanh chóng, mở rộng phạm vi của Fintech nhưng chưa có khung pháp lý toàn diện hoặc quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh, có thể tiềm ẩn rủi ro, hệ lụy tiêu cực trên một số phương diện như cạnh tranh công bằng, ổn định tài chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an ninh mạng...

Đơn cử như trong hoạt động P2P Lending nổi lên tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây, một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức, hiểu biết của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất “thấp”, điều kiện vay ưu đãi trong khi tính và áp dụng mức lãi suất thực tế cao “cắt cổ”, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân.

Một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending (công ty P2P Lending và nhà đầu tư, công ty P2P Lending và bên thứ ba, công ty P2P Lending và khách hàng vay…) thiếu rõ ràng, minh bạch, thiếu ràng buộc có tính pháp lý, chưa có cơ chế giám sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng, quản lý vốn vay đúng mục đích của người đi vay, nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên.

NHNN đã đưa ra 6 chính sách để cụ thể hóa thành các quy định chi tiết tại dự thảo nghị định.

Cụ thể là 6 chính sách về điều kiện đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm; về triển khai thử nghiệm; về kiểm soát rủi ro; về đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, chủ thể liên quan; về xử lý sau thử nghiệm; về xử lý chuyển tiếp.

Vì thế, cùng với xu hướng thế giới, NHNN cho rằng, Việt Nam cần sớm xây dựng một khung khổ quản lý dưới hình thức nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm đối với hoạt động Fintech nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh Fintech, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ.

Đồng thời, quá trình vận hành khung khổ này cung cấp cơ sở thực tiễn để các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành, hoàn thiện khung khổ pháp lý, ban hành quy định quản lý theo hướng tạo thuận lợi, thích ứng đối với hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới.

Theo đó, tại dự thảo nghị định, NHNN đã đề xuất một số chính sách quản lý rủi ro thông qua việc: Quy định về trách nhiệm của các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm trong xây dựng khung quản lý rủi ro đầy đủ, bảo vệ người sử dụng dịch vụ; Quy định về trách nhiệm thông tin, báo cáo của các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm; Quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước (trong đó có Bộ Công an) trong quá trình tiếp nhận, thẩm định, đánh giá Hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm cùng việc kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai, vận hành Cơ chế thử nghiệm...

NHNN cho rằng, các quy định này nhằm đảm bảo quá trình thử nghiệm các giải pháp Fintech luôn được các cơ quan quản lý theo dõi, giám sát chặt chẽ và các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm thực hiện các biện pháp tốt nhất để phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro phát sinh (nếu có).

Nhưng trong quá trình thử nghiệm, các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, đánh giá toàn diện bởi cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó kiểm soát được rủi ro phát sinh (nếu có), bảo vệ lợi ích của khách hàng tốt hơn, đồng thời tránh được tác động tiêu cực so với việc triển khai trên quy mô rộng, thời gian dài.

Hiện dự thảo nghị định đang được NHNN lấy ý kiến góp ý gồm 5 Chương, 24 Điều.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Đề xuất các quy định mới về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

(HQ Online) - Để cụ thể hóa các quy định tại Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo huy động hiệu quả nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng đất hiệu quả, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo tờ trình Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

Sửa Luật Kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng tài chính công, tài sản công

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm toán, qua đó giúp nâng cao hiệu lực kiểm tra, giám sát, quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công, giảm thiểu thất thoát ngân sách nhà nước.

Đọc nhiều