MSB tiếp tục làm việc với đối tác nước ngoài để bán vốn FCCOM
MSB cấp vốn tín chấp tới 200 tỷ đồng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu | |
MSB bổ nhiệm 2 nữ Phó tổng giám đốc | |
MSB dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 30%, thoái vốn khỏi FCCOM |
Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021.
Đại hội đồng cổ đông MSB: MSB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 34% năm 2022. Ảnh: H.Dịu |
Theo đó, tại Đại hội, các cổ đông đã thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2021. Vốn điều lệ tăng 31% lên 20.000 tỷ đồng. MSB cũng dự kiến tăng tổng tài sản 14% lên 233.000 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 và trái phiếu huy động vốn tăng 15% đạt 123.808 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 25% đạt 130.752 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, trong năm 2022, MSB tập trung vào 5 chiến lược chính bao gồm: khai thác chuỗi và hệ sinh thái, thấu hiểu khách hàng, tinh gọn và số hoá, nâng cao hiệu suất bán hàng, ứng dụng big data và phân tích tính năng cao.
Đặc biệt, ĐHĐCĐ cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 15.275 tỷ đồng lên 19.857,5 tỷ đồng từ việc phát hành hơn 458,25 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, tương ứng với tỷ lệ chia là 30%. MSB cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP) năm 2022. Số lượng phát hành tối đa 14,25 triệu cổ phiếu, giúp vốn điều lệ tăng thêm 142,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, các cổ đông cũng đã thông qua việc thoái vốn tại Công ty tài chính TNHH một thành viên cộng đồng (FCCOM) có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và thuộc sở hữu 100% của MSB.
Trả lời cổ đông liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, trong năm 2021, ĐHĐCĐ ngân hàng đã thông qua việc thoái vốn tại FCCOM. Vào thời điểm này, MSB đã làm việc với một đối tác Nhật Bản và ký kết biên bản ghi nhớ giai đoạn đầu với giá trị thương vụ khoảng trên 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng, phát sinh tương đối khoản nợ quá hạn, nên đối tác Nhật Bản đã xem lại lộ trình mua FCCOM.
“Đến nay, MSB đang tiếp xúc với 2 đối tác nước ngoài có quan tâm. Giá trị thương vụ tại thời điểm hiện tại không có nhiều khác biệt so với đối tác Nhật Bản đưa ra”, ông Nguyễn Hoàng Linh thông tin.
Liên quan đến vấn đề hợp vốn, vị này cho biết, trong năm 2021, ngoài lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân, FCCOM đã được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm giấy phép hoạt động cho vay hoạt động khác chiếm 30% tổng dư nợ. Do đó, FCCOM có thêm cơ hội phát triển sang mảng lĩnh vực khác. Tuy nhiên, tất cả mảng hoạt động mới phải được bộ phận quản trị của MSB kiểm soát và quản trị rủi ro, nên MSB không phải hợp tác về cho vay tiêu dùng.
Cũng tại Đại hội, có cổ đông đã hỏi về thông tin một khoản tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng tại FLC, nhưng ông Nguyễn Hoàng Linh đã phủ nhận thông tin này và cho biết MSB không có bất kỳ dư nợ nào đối với FLC tính đến thời điểm này, kể cả một số công ty khác liên quan đến Tân Hoàng Minh.
ĐHĐCĐ MSB cũng đã bầu ra thành viên HĐQT và Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2022-2026. Cụ thể, HĐQT gồm 7 thành viên gồm: ông Trần Anh Tuấn, ông Nguyễn Hoàng An, bà Nguyễn Thị Thiên Hương, ông Trần Xuân Quảng, ông Nguyễn Hoàng Linh, bà Lê Thị Liên, ông Tạ Ngọc Đa (thành viên độc lập). Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên: bà Phạm Thị Thành, bà Lê Thanh Hà, bà Chu Thị Đàm.
Năm 2021, MSB đã đạt 5.088 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 55% so với chỉ tiêu được giao và hơn gấp 2 lần kết quả kinh doanh năm 2020. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng nằm trong top 3 trên thị trường, top 10 ngân hàng có lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cao nhất trong năm 2021. Tín dụng cho bất động sản của MSB trog năm 2021 chỉ chiếm gần 12% tổng dư nợ. Nợ tái cơ cấu ở mức thấp với hơn 3.000 tỷ đồng đã được trích lập dự phòng đầy đủ. Điều này đã giúp tỷ lệ nợ xấu của MSB chỉ ở mức 1,2% và hệ số an toàn vốn CAR đạt 11,52%. |
Ý kiến bạn đọc