Kỳ vọng thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chỉ mất 3 tháng

(HQ Online) - Tại hội nghị với Thủ tướng Chính phủ vào sáng 17/9, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đã khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục những cải thiện về cơ sở hạ tầng, để tạo thuận lợi và thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế.
Infographics: 8 tháng, doanh nghiệp FDI xuất nhập khẩu 346 tỷ USD
Kỳ vọng Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong thu hút đầu tư
Doanh nghiệp FDI chiếm gần 70% kim ngạch xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp FDI cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trở thành đối tác. Ảnh: H.Dịu
Doanh nghiệp FDI cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trở thành đối tác. Ảnh: H.Dịu

Thu hút từ cơ sở hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ

Đánh giá chung về kinh tế Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội nước ngoài đều bày tỏ sự trân trọng những nỗ lực trong những quyết sách kịp thời của Chính phủ vì mục tiêu khôi phục và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, để có thể tạo lập môi trường kinh doanh tốt hơn, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiệu quả hơn, các doanh nghiệp đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và công nghiệp hỗ trợ.

Về vấn đề này, ông Torben Minko, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhận định, để thu hút được đầu tư thế hệ mới và chất lượng cao, Việt Nam cần chú trọng xây dựng hạ tầng xanh nhanh chóng và hiệu quả. Để phù hợp với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, Việt Nam cũng cần phải có chính sách đầu tư công bền vững trong một số lĩnh vực chính như: khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh giao thông đô thị, khoa học và công nghệ và chuyển đổi xanh.

Cùng cơ sở hạ tầng, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SBG) đề nghị phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Không những thế, theo các doanh nghiệp nước ngoài, việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp FDI hàng đầu thế giới.

Ông Micheal Vũ Nguyễn, Giám đốc Quốc gia Boeing tại Việt Nam cho rằng, Boeing đã và đang tăng cường sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, các nhà cung cấp từ Việt Nam đã sản xuất các bộ phận máy bay tiên tiến, bao gồm kết cấu hàng không cho Boeing. Giá trị hàng sản xuất tại Việt Nam cho Boeing trong các năm qua là 200 triệu USD.

“Boeing tạo cơ hội và khuyến khích các nhà cung cấp chính đầu tư thêm, hoặc đầu tư mới vào Việt Nam và liên kết sâu rộng với các nhà cung cấp Việt Nam để tạo ra một chuỗi cung ứng đầy đủ, hiệu quả và linh hoạt nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng”, ông Micheal Vũ Nguyễn nêu rõ.

Vì thế, đại diện doanh nghiệp này mong đợi Chính phủ Việt Nam tiếp tục có chính sách rộng mở, linh động, hiệu quả cho các nhà cung cấp chính trong ngành hàng không được thuận tiện đầu tư thêm và đầu tư mới vào Việt Nam.

Từ những kiến nghị về phát triển công nghiệp hỗ trợ, ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội, Chủ tịch HĐQT N&G Group - chủ đầu tư Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) cho biết, các khu công nghiệp trong đó có Hanssip phải phù hợp với mục tiêu phát triển "hệ sinh thái công nghiệp" hiện đại, thân thiện môi trường. Vị này đề nghị, các doanh nghiệp quốc tế lớn, các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam hãy tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, trở thành đối tác, thành nhà sản xuất vệ tinh.

Nhất quán và minh bạch chính sách

Thực tế cho thấy, với các doanh nghiệp nước ngoài, vấn đề về thủ tục và môi trường kinh doanh tại Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu.

Thủ tướng cùng một số nhà đầu tư nước ngoài tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cùng một số nhà đầu tư nước ngoài tham dự Hội nghị. Ảnh: VGP

Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam cho rằng, hiện các nhà đầu tư trung bình cần 6-9 tháng để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong khi kỳ vọng của họ chỉ có 3 tháng. Tương tự, đại diện cho các doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam cũng “phàn nàn” về thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh gây ra nhiều phiền toái và lãng phí thời gian, có thể kéo dài từ 4 đến 12 tháng…

Do vậy, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài kiến nghị Chính phủ xem xét và ban hành các quy định nhằm rút ngắn, giảm bớt nhiều quy định và thủ tục hành chính; minh bạch trong xây dựng pháp luật cũng như thanh kiểm tra…

Bên cạnh đó, đại diện Tập đoàn Bosch kỳ vọng có một sự nhất quán trong môi trường kinh doanh, bởi có chính sách được hướng dẫn bởi nhiều văn bản pháp luật, dẫn đến việc thiếu tính nhất quán và không rõ ràng trong quá trình thực thi. Việc thay đổi quy định nhanh chóng có thể gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan thi hành và tuân thủ.

Ngoài những vấn đề nêu trên, ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp mong muốn Việt Nam cần đa dạng hóa về mặt mạng lưới trong chuỗi cung ứng; đề nghị chính quyền địa phương khuyến khích đào tạo công nhân và cung cấp chỗ ở, phương tiện đi lại; đảm bảo ổn về năng lượng, bảo đảm chắc chắn phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, xây dựng thêm các trung tâm logistics cũng như là các trung tâm dữ liệu.

Các doanh nghiệp và hiệp hội cũng khuyến nghị, Việt Nam cần thúc đẩy trao đổi thường xuyên, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp FDI để làm rõ các quy định và chính sách liên quan đến dòng vốn, tài trợ, việc thành lập doanh nghiệp và các ưu đãi cụ thể theo ngành liên quan đến thu hút FDI.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.
Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(HQ Online) - Bằng việc áp dụng các công nghệ mới từ trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt… sản phẩm giải pháp quản lý sảnh Smart Visitor Meeting Solution (VIME) của Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ TECHPRO đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2024 tại hạng mục Quản trị doanh nghiệp.

Đọc nhiều