Kiểm soát “sức khỏe” doanh nghiệp qua chỉ số tài chính

(HQ Online) - Muốn tồn tại và tận dụng được cơ hội để phục hồi, theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần hoạch định một chiến lược tài chính làm “bệ đỡ” chắc chắn.
Doanh nghiệp vận tải "gánh nặng" chi phí kiểm soát dịch
Tổng cục Thuế: Theo dõi chặt sức khoẻ doanh nghiệp, tạo nguồn thu bền vững
Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua hoạt động kiểm tra hàng tại nhà máy
Doanh nghiệp cần kiểm soát chỉ số tài chính để đảm bảo hoạt động. Ảnh: Internet
Doanh nghiệp cần kiểm soát chỉ số tài chính để đảm bảo hoạt động. Ảnh: Internet

Theo một số cuộc điều tra doanh nghiệp, hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực vì Covid-19. Giãn cách xã hội khiến các công ty sụt giảm về năng suất, doanh số, khách hàng.

Trong hội thảo trực tuyến với chủ đề “Hiểu chỉ số tài chính – Khám sức khỏe doanh nghiệp thời kỳ Covid-19” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (Hanoisme) phối hợp với Công ty Cổ phần MISA tổ chức, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hanoisme cho rằng, tác động của đại dịch Covid-19 sẽ không tránh khỏi một làn sóng phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì thế, việc đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp là công việc hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay.

Đặc biệt, ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh, tài chính với doanh nghiệp như lượng máu lưu thông trong một cơ thể sống là doanh nghiệp. Dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tạo ra các chỉ số tiêu cực về tài chính, đây sẽ là những “cục máu đông” mà các chủ doanh nghiệp cần phát hiện và có giải pháp cứu chữa kịp thời.

Đồng quan điểm, ông Đoàn Hữu Cảnh, Giám đốc tài chính TGI, Trưởng ngành Tài chính – Ngân hàng (Đại học Phương Đông) cho rằng, nếu chỉ nhìn vào lợi nhuận tốt nhưng quản trị dòng tiền không tốt, doanh nghiệp cũng có thể bị “đột quỵ” vì còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì thế, chủ doanh nghiệp phải nắm bắt được các chỉ số về hàng tồn kho, dư nợ khách hàng, chi phí hoạt động… Nghĩa là các doanh nghiệp phải theo dõi liên tục các chỉ số tài chính để tìm ra những điểm bất hợp lý, qua đó xây dựng các kịch bản ứng phó nhanh chóng.

Từ những vấn đề trên, theo bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc MISA, chuyển đối số trong doanh nghiệp không phải vấn đề quá lớn, mà có thể là việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có dữ liệu kiểm soát “sức khỏe” doanh nghiệp.

Vì thế, MISA đã xây dựng hệ sinh thái để hỗ trợ doanh nghiệp có thể làm việc trong thời gian giãn cách nhưng vẫn có thể kiểm soát được hoạt động doanh nghiệp. Đồng thời, nền tảng này có thể giúp doanh nghiệp kết nối hệ thống bên ngoài như thuế, ngân hàng, bảo hiểm xã hội…

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể

Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024: Nhiều chỉ số cải thiện đáng kể

(HQ Online) - Trong báo cáo Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024 được công bố ngày 4/9/2024 của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho biết, các chỉ số kinh doanh của Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2024 đều cải thiện và tốt hơn nhiều so với năm 2023.

Đọc tiếp

Thiếu hụt nghiêm trọng và nhiều tác động tới nguồn nhân lực cảng biển

Thiếu hụt nghiêm trọng và nhiều tác động tới nguồn nhân lực cảng biển

(HQ Online) - Theo đánh giá của các doanh nghiệp cảng biển tại Việt Nam, từ năm 2024-2028, các khối nhân sự tại cảng biển sẽ có sự thay đổi mạnh về nhu cầu, do tác động của các xu hướng công nghệ nhằm đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế cảng biển tại Việt Nam.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024

Quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước; sửa quy định mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Nhiều doanh nghiệp còn mơ hồ về EUDR và CBAM

Nhiều doanh nghiệp còn mơ hồ về EUDR và CBAM

(HQ Online) - Khi được khảo sát về nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) thực hiện, nhiều doanh nghiệp cho biết sản phẩm của mình tuân thủ EUDR nhưng không biết đưa gì cho khách để chứng minh mình tuân thủ mặc dù đã có FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững)”.

Đọc nhiều