Hoạt động hiệu quả, vì sao giá cổ phiếu OCB vẫn thấp hơn mặt bằng chung?
Gần 1,1 tỷ cổ phiếu OCB gia nhập sàn HoSE | |
Cổ phiếu OCB sẽ chính thức giao dịch trên HOSE vào đầu năm 2021 |
Cổ đông OCB biểu quyết thông qua các tờ trình. Ảnh: N.H |
Theo đó, Chủ tịch HĐQT OCB Trịnh Văn Tuấn cũng thừa nhận thị giá cổ phiếu OCB đang ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung. Theo đó, PE trung bình của các ngân hàng hiện ở mức 10-11 và PB trung bình là 22. Trong khi đó, tại OCB, PE hiện chưa tới 7 còn PB là 15. Như vậy, mức thị giá 24.000 đồng/cổ phiếu của OCB đang thấp hơn 25-30% so với mặt bằng.
Tuy nhiên, ông Tuấn khẳng định, ngân hàng sẽ chỉ có thể đảm bảo mang lại kết quả hoạt động hiệu quả nhất, còn giá cả thì do thị trường tự quyết định. Với cách làm này, ông Tuấn tự tin rằng trong tương lai, thị giá của OCB sẽ về đúng giá trị thực.
Trong năm 2020, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 4.419 tỷ đồng, tăng 37%. Với kết quả này, ngân hàng đã vươn lên Top 2 về tỷ suất lợi nhuận bình quân ROAA và ROEA, lần lượt đạt 2,61% và 24,42%, Top 10 các ngân hàng thương mại cổ phần về lợi nhuận trước thuế và Top 4 ngân hàng hiệu quả nhất Việt Nam do Forbes bình chọn.
Tính tới 31/12/2020, tổng tài sản của OCB đạt 152,5 nghìn tỷ đồng, tăng 29%. Trong đó dư nợ tín dụng thị trường 1 đạt 90,2 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. Số dư huy động tiền gửi khách hàng cũng ghi nhận tăng trưởng cao 27%, đạt 108,4 nghìn tỷ đồng.
Ông Tuấn đánh giá, kết quả đạt được trong năm 2020 đã đánh dấu việc hoàn thanh mục tiêu 5 năm giai đoạn 2016-2020 của OCB với tổng tài sản tăng 2,4 lần, vốn điều lệ tăng 2,73 lần, vốn chủ sở hữu tăng 3,7 lần, lợi nhuận tăng 9 lần.
Năm 2021 là năm đầu tiên của giai đoạn phát triển 5 năm 2021-2025 với định hướng đưa OCB trở thành ngân hàng trong top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tốt nhất Việt Nam. Theo đó, ngân hàng sẽ thực hiện tái cấu trúc mô hình tổ chức ngân hàng phù hợp với chiến lược phát triển; duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững trong nhóm dẫn đầu. Cụ thể, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% trong điều kiện NHNN phê duyệt kế hoạch đề xuất của ngân hàng; tăng trưởng lợi nhuận 25%, lên mức 5.500 tỷ đồng và mục tiêu cổ tức đạt 20-25%.
Theo ông Tuấn, năm 2020 chứng kiến bước nhảy vọt của ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI với số lượng khách hàng tăng 66%, số lượng giao dịch trực tuyến tăng 250%, tỷ trọng số lượng giao dịch trên OCB OMNI đạt 83% trên tổng giao dịch.
ĐHĐCĐ của OCB đã thông qua tất cả tờ trình với sự đồng thuận cao của các cổ đông. Trong đó có phương án tăng vốn điều lệ từ 10.959 tỷ đồng lên 14.449 tỷ đồng, tăng 32%. Việc tăng vốn dự kiến được thực hiện qua 3 hình thức: phát hành gần 274 triệu cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%; bán ra khoảng 5 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP và chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước đó, trong năm 2020, ngân hàng đã thực hiện thành công tăng vốn thêm hơn 3.000 tỷ đồng bằng phát hành riêng lẻ cho đối tác ngoại Aozora Bank đến từ Nhật Bản và phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 25%. Hiện Aozora Bank đang là cổ đông chiến lược nắm 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng và có 2 thành viên tham gia HĐQT của OCB. |
Ý kiến bạn đọc