Hỗ trợ nhau cùng chuyển đổi số - Đôi bên cùng thắng
Cổng điện tử Hỗ trợ thương mại toàn cầu cung cấp thêm tính năng hỗ trợ doanh nghiệp thời Covid-19 | |
Quản lý thuế cũng cần chuyển đổi số | |
Viettel Post ứng dụng chuyển đổi số hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt |
Ảnh: ST |
Con đường tất yếu
Thực tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chưa có nhiều cơ hội tiếp cận các công nghệ kỹ thuật số, chưa được trang bị tư duy kinh doanh trên nền tảng số, thiếu sự thấu hiểu khách hàng và dữ liệu vận hành, thiếu chiến lược kinh doanh trên nền tảng số…
Ông Đỗ Hoàng Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Wincom cho rằng, một phần do các doanh nghiệp còn gặp vướng mắc trong việc chưa xác định được mục tiêu của chuyển đổi số, còn mơ hồ không biết bắt đầu từ đâu. Vì thế, cần phải có một mô hình phát triển cụ thể về chuyển đổi số để đạt hiệu quả.
Do những hạn chế nêu trên, với nhiều doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số đã và đang trở thành một lợi ích và sẽ mang lại doanh thu. Chẳng hạn mới đây, Tập đoàn Thạch Bàn và Tập đoàn NOVAON đã ký kết hợp tác trong dự án chuyển đổi số. Theo đó, NOVAON sẽ giúp Thạch Bàn xây dựng kho dữ liệu tập trung và báo cáo quản trị thông minh để hướng tới mục tiêu dẫn đầu thị trường trong nước và hội nhập thị trường quốc tế.
Nói về hợp tác này, ông Nguyễn Trọng Kiên, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thạch Bàn cho biết, dữ liệu là tài sản, chuyển đổi số dữ liệu là con đường tất yếu giúp công ty có bước phát triển đột phá về năng lực cạnh tranh. Để hiện thực hóa ý tưởng chuyển đổi số dữ liệu, Thạch Bàn cần đơn vị tư vấn triển khai chuyển đổi số có năng lực, triển khai nhanh. Còn theo ông Lê Viết Hải Sơn, Phó Chủ tịch Tập đoàn NOVAON, với lợi thế sở hữu nền tảng công nghệ, NOVAON tin tưởng sự thành công của dự án này sẽ tạo ra câu chuyện truyền cảm hứng tới cộng đồng doanh nghiệp trong xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam.
Thậm chí, Tập đoàn NOVAON và Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đã ký kết hợp tác xây dựng và phát triển các giải pháp công nghệ cho chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số thành công cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Tương tự, mới đây, Công ty Cổ phần GMO-Z.com RUNSYSTEM cũng đã tài trợ công nghệ cho Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) với 2 hạng mục dịch vụ công nghệ thông tin và giải pháp tự động hóa nghiệp vụ. Đặc biệt công ty còn cung cấp cho VINASA giải pháp Robot phần mềm SmartRPA (Công cụ tự động hóa nghiệp vụ) để thay thế nhân sự, giảm tải các thao tác thủ công lặp đi lặp lại trong nghiệp vụ hàng ngày. Đại diện GMO-Z.com RUNSYSTEM chia sẻ, doanh nghiệp đang không ngừng nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái Chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, giúp các doanh nghiệp đối tác tối ưu hóa giá trị đem lại.
Làm thế nào để tìm đến nhau?
Để chuyển đổi số, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp không chỉ chuyển đổi trong lĩnh vực xây dựng website quảng bá sản phẩm mà toàn bộ hệ sinh thái cho thương mại điện tử, giao dịch, vận chuyển, logistics, xuất nhập khẩu trực tuyến… cũng phải đồng thời chuyển đổi và phát triển lên một tầm cao mới.
Vì thế, sự song hành giữa các doanh nghiệp nêu trên là rất quan trọng. Nhất là khi các cơ quan quản lý đã có nhiều chương trình hỗ trợ, nhưng để đến được doanh nghiệp thì vẫn còn nhiều vấn đề, thậm chí không ít doanh nghiệp vướng mắc về điều kiện, thủ tục để có thể nhận được hỗ trợ. Do đó, để các doanh nghiệp tự tìm đến nhau sẽ giải được bài toán phát triển cho cả đôi bên.
Theo ông Nguyễn Kim Hùng, quyền Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam, để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số cần có sự sát sao của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng ví dụ như về vấn đề nguồn vốn, ngân hàng sẽ khó khăn trong việc đồng ý cho những doanh nghiệp bình thường, nhất là doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa vay vốn để đầu tư công nghệ. Nên để có nguồn lực cho chuyển đổi số, các doanh nghiệp vẫn khó dựa vào ngân hàng hay cơ quan quản lý. Vì vậy, ông Hùng khuyến nghị nên giao quyền tự quyết cho doanh nghiệp, bởi họ biết doanh nghiệp mình cần gì, cần hướng phát triển như thế nào. Do đó, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ giải quyết được các vấn đề này.
Nhưng vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp này tìm đến nhau? Theo các doanh nghiệp, bên cạnh việc tự kết nối với nhau, các cơ quan quản lý cũng nên tạo sân chơi chung, giúp các doanh nghiệp biết và hiểu nhau. Chẳng hạn, hồi đầu năm 2021, chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động đã đưa ra sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số bằng 15 nền tảng số xuất sắc Made in Vietnam. Các nền tảng này đều do các doanh nghiệp tư nhân trong nước thực hiện, đã được Bộ Thông tin và Truyền thông tập hợp, đánh giá và thử nghiệm. Tiêu biểu như nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP, nền tảng chăm sóc khách hàng đa kênh StringeeX, nền tảng an toàn an ninh mạng CyRadar, nền tảng tuyển dụng trực tuyến Vietnamworks… Mục tiêu của chương trình là trong năm 2021 sẽ có 50.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với chương trình, trong đó tối thiểu 30.000 doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm miễn phí các nền tảng.
Ý kiến bạn đọc