Động lực nào cho tăng trưởng năm 2022 của MSB?

(HQ Online) - Lãnh đạo MSB cho biết, ngân hàng sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021.
MSB cho vay phát triển nông nghiệp với hạn mức tới 10 tỷ đồng
MSB lãi trước thuế 5.168 tỷ đồng trong năm 2021
MSB hoàn tất bán công ty con AMC và thông qua nghị quyết bán 100% vốn FCCOM
Trụ sở ngân hàng MSB.
Trụ sở ngân hàng MSB.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, năm 2021, MSB đã tăng trưởng ấn tượng, đáng chú ý là sự bứt phá rõ rệt của thu thuần ngoài lãi. Ở mảng thu phí, MSB ghi nhận khoản thu lớn từ hợp đồng hợp tác ngân hàng - bảo hiểm với Prudential. Dự kiến doanh thu phí bảo hiểm của MSB năm 2022 tăng 50-51%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng tốt chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ở mảng thu nhập từ lãi, năm MSB tăng trưởng thu nhập lãi thuần xấp xỉ 29%. Ông Linh cho biết, kỳ vọng trong năm 2022, MSB sẽ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng ở mức trên 20%.

Tổng giám đốc MSB cho biết, lý do MSB được NHNN phê duyệt “room” tín dụng cao trong năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì cao trong năm 2022 chính là nhờ vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn (CAR), đồng thời hướng dòng vốn tín dụng vào các ngành nghề ít rủi ro và tham gia hỗ trợ vào các chính sách chung của NHNN trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

MSB hiện có tỷ lệ bao phủ nợ xấu tương đối cao ở mức 95%, tỷ lệ nợ cơ cấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 3% ở thời điểm 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1,15%. Dự kiến trong quý 1/2022, MSB sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1% khi thu hồi được các khoản nợ xấu của năm 2021.

Lãnh đạo ngân hàng cho biết, trong năm 2022, bên cạnh mảng tín dụng tập trung vào bán lẻ và SME, ngân hàng sẽ tiếp tục thúc đẩy các mảng hoạt động thu phí, đẩy mạnh số hóa các dịch vụ của ngân hàng để góp phần tăng trưởng mạnh casa, giảm chi phí vốn và giảm CIR.

Về kế hoạch tăng vốn và chia cổ tức, lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021. Các kế hoạch liên quan tăng vốn MSB sẽ xin ĐHĐCĐ thông qua và triển khai trong năm 2022. Trong đó, ngân hàng đang hướng đến các nguồn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài và đang làm việc với một số bên để có kế hoạch cụ thể.

MSB đặt mục tiêu năm 2022 đạt quy mô tài sản 233.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6.800 tỷ đồng, tín dụng tăng 20-25% tùy vào phê duyệt của NHNN, nợ xấu kiểm soát ở mức dưới 1,5%. Tiết lộ về kết quả kinh doanh sơ bộ tháng 1/2022, đại diện MSB cho biết tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 2.350 tỷ đồng so với 31/12/2021 và lợi nhuận trước thuế đạt 577 tỷ đồng.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều