MSB lãi trước thuế 5.168 tỷ đồng trong năm 2021

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố kết quả kinh doanh trước kiểm toán năm 2021 với lợi nhuận trước thuế gấp đôi so với năm trước, tổng tài sản tăng hơn 15%, tín dụng tăng trưởng 22%, trong khi nợ xấu chỉ còn 1,15%.
MSB hoàn tất bán công ty con AMC và thông qua nghị quyết bán 100% vốn FCCOM
MSB đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 30%, dự kiến chia cổ tức 30%
Hơn 352 triệu cổ phiếu MSB về tài khoản nhà đầu tư
MSB hoàn tất bán công ty con AMC và thông qua nghị quyết bán 100% vốn FCCOM.
MSB đã hoàn tất bán công ty con AMC và thông qua nghị quyết bán 100% vốn FCCOM.

Cụ thể, năm 2021, MSB đạt lợi nhuận trước thuế 5.168 tỷ đồng theo số liệu của riêng mảng ngân hàng, vượt gần 58% so với mục tiêu 3.280 tỷ đồng mà Đại hội đồng cổ đông thông qua từ đầu năm.

Một số chỉ tiêu khác cũng đã hoàn thành ở mức cao như tổng tài sản đạt 203,7 nghìn tỷ, tăng hơn 15% so với đầu năm, vượt con số kế hoạch là 190 nghìn tỷ, vốn điều lệ tăng 30% lên 15.275 tỷ đồng.

Tín dụng tăng trưởng trên 20% theo chỉ tiêu được NHNN cấp, kết hợp với cơ cấu nguồn vốn hiệu quả, nhờ đó thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 6.112 tỷ đồng tăng gần 30% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng hơn 58% trong cơ cấu tổng thu nhập thuần của ngân hàng.

Đặc biệt nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng 92% so với năm 2020 với sự đóng góp mạnh mẽ từ tăng trưởng từ doanh thu hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và góp vốn mua cổ phần. Tiền gửi khách hàng tăng hơn 8% đạt 94.616 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn (CASA) chiếm tỷ trọng khoảng 36%.

Năm 2021, MSB cũng đạt kết quả tốt trong việc quản trị rủi ro và kiểm soát nợ xấu. Ngay từ quý 1, ngân hàng đã hoàn thành sớm cả 3 trụ cột của Basel II và bắt đầu áp dụng chuẩn mực Basel III trong quản trị rủi ro. Ngân hàng được Moody's nâng bậc tín nhiệm từ B2 lên B1 trong kỳ đánh giá tháng 5 sau khi cho thấy những cải thiện rõ rệt về chất lượng tài sản, nguồn vốn và xử lý nợ xấu.

Hệ số CAR theo số liệu riêng lẻ của MSB kết năm 2021 đạt 11,24%. Nợ xấu kết năm ở mức 1,15%.

Liên quan hoạt động chuyển đổi số, sau khi ngân hàng số TNEX đi vào động được gần 2 năm, MSB đã đạt được một số kết quả ban đầu khá tích cực, kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu 3 triệu người dùng sau 3 năm đầu và góp phần giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR) của ngân hàng xuống dưới 45% vào năm 2023.

Về cổ phiếu, chốt năm 2021, MSB đứng ở 29.000 đồng/cổ phiếu (sau khi chia cổ tức 30%), vốn hóa thị trường đạt 44.297 tỷ đồng, P/E và P/B lần lượt là 10,73 và 2 lần. Năm qua MSB còn lọt rổ VN Diamond và VN Finlead sau khoảng nửa năm niêm yết.

Năm 2022, MSB đặt mục tiêu đạt lợi nhuận trước thuế 6.800 tỷ đồng - tương đương tăng 30%, tăng trưởng tín dụng ở mức trên 20% tùy vào sự phê duyệt của NHNN, quy mô tài sản đạt 230.000 tỷ đồng.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.
Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm

(HQ Online) - Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

Đọc nhiều