Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khi kê khai trị giá hàng hóa nhập khẩu

(HQ Online) - Theo quy định, người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung tự kê khai và tự xác định trị giá hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu theo quy định.
Hải quan chặn gian lận qua khai báo trị giá hàng phục vụ Tết
Bác bỏ trị giá khai báo hàng hóa nhập khẩu có bị xử phạt vi phạm hành chính?
Công tác quản lý trị giá hải quan: Cần “chiếc áo” rộng hơn - Bài 3: Xây dựng mô hình quản lý trị giá phù hợp

Đó là trả lời của Tổng cục Hải quan về thắc mắc của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam liên quan đến việc xác định trị giá hải quan đối với sản phẩm Sorbitol bị áp thuế chống bán phá giá.

Việc xác định trị giá hải quan đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 86 Luật Hải quan: “Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế XNK và thống kê hàng hóa XNK”.

Theo quy định trị giá hải quan đối với hàng hóa NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định trị giá hải quan của hàng hóa NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan.

Công chức Hải quan TPHCM làm thủ tục cho doanh nghiệp. Ảnh: Thu Hòa
Công chức Hải quan TPHCM làm thủ tục cho doanh nghiệp. Ảnh: Thu Hòa

Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định, người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung tự kê khai và tự xác định trị giá hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu theo quy định.

Ngoài ra, tại Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về kiểm tra trị giá hải quan.

Theo đó, trong quá trình làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan, trị giá do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan trên cơ sở quy định về phương pháp xác định trị giá hải quan, kiểm tra trị giá hải quan.

Trường hợp cơ quan Hải quan có nghi vấn về trị giá do người khai hải quan kê khai thì thông báo để người khai hải quan chuẩn bị hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan để hiện tham vấn theo quy định. Qua tham vấn nếu đủ cơ sở bác bỏ trị giá thì cơ quan Hải quan xác định trị giá theo quy định của pháp luật và ban hành thông báo trị giá để DN thực hiện.

Đối chiếu với hồ sơ của DN, Tổng cục Hải quan đề công ty liên hệ với Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và cung cấp tài liệu, chứng từ có liên quan để chứng minh trị giá giao dịch theo quy định của Luật Khiếu nại.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, việc sử dụng mức giá tham chiếu cũng được quy định tại Điều 22 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC. Theo đó, mức giá tham chiếu là cơ sở để cơ quan Hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định; không sử dụng để áp đặt trị giá hải quan.

Đặc biệt, ngày 27/10/2022, Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 4523/TCHQ-TXNK yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra trị giá hải quan đối với mặt hàng Sorbitol NK, không sử dụng để áp đặt trị giá hải quan. Trong đó, việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ quy định của pháp luật.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Đọc nhiều