Doanh nghiệp nêu cao tinh thần "kinh doanh có trách nhiệm"

(HQ Online) - Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2020 là một năm vô cùng gian nan với cộng đồng DN. Trong năm 2021, cùng với các chính sách tiếp sức cho từ Chính phủ, các DN phải nỗ lực, nêu cao tinh thần “kinh doanh có trách nhiệm”.
Đề xuất có cơ chế đặc thù để “siêu ủy ban” hoạt động hiệu quả
Vẫn còn nhiều dư địa để cải cách môi trường kinh doanh
Không chỉ tháo gỡ rào cản mà phải tạo môi trường kinh doanh minh bạch
Dự kiến trong năm 2021 sẽ có thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Theo ông, những biến cố, tác động của năm 2020 “nói” gì về cộng đồng DN?

Phải nói năm 2020 là một năm vô cùng gian nan, nhưng cũng là một năm thể hiện rất rõ sự kiên cường, khả năng chống chịu của các DN Việt Nam. Có thể nói, sự phát triển, trụ vững của cộng đồng DN là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để chúng ta có được thành quả tăng trưởng dương trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lún sâu vào suy thoái.

Nhưng năm 2020 đã giúp cộng đồng DN nhận thức rõ hơn yêu cầu về tăng cường khả năng chống chịu và định hướng phát triển bền vững. Với những DN đã âm thầm định hướng mô hình kinh doanh và chiến lược của mình theo hướng phát triển bền vững trong những năm trước thì trong bối cảnh đại dịch, họ trụ vững khá tốt, thậm chí họ một cơ hội để phát triển. Trong khi những DN chưa thực sự chú trọng đến một mô hình phát triển bền vững như vậy thì mỗi khi có những biến động thị trường, đều lập tức rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí sẽ phải phá sản, giải thể, rút khỏi thị trường.

Do vậy, thực tiễn của một năm qua là một bài học rất quý giá cho các DN Việt Nam trong việc định hình lại chiến lược và mô hình kinh doanh có trách nhiệm, không chỉ dành cho các DN lớn phải trở thành cái tâm thế của cả các DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ, nếu muốn đi dài trên con đường kinh doanh của mình.

Ông nhìn nhận như thế nào về sự đồng hành của Chính phủ trong thời gian qua và thời gian sắp tới?

Trong khó khăn, với sự đồng hành của Chính phủ cùng sự kiên cường, nỗ lực của cộng đồng DN đã giúp các DN trụ vững. Tuy nhiên, một điều rất cần phải rút kinh nghiệm là việc thiết kế chính sách và tổ chức thực thi chính sách đang có một khoảng cách khá lớn. Vì vậy, cần sự tăng cường hợp tác giữa cơ quan Chính phủ với cộng đồng DN trong cả việc định hình và tổ chức chính sách.

Bối cảnh đại dịch càng tạo nên một áp lực và cũng là tạo những cơ hội để chúng ta cải cách các thủ tục hành chính. Nếu các thủ tục hành chính được cải thiện một cách tích cực, theo hướng đơn giản hóa, thì rất nhiều vấn đề của DN được giải quyết nhanh chóng. Vấn đề ở đây không phải các gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mà chính là tác động từ cải cách chế về thủ tục hành chính, qua đó giúp thúc đẩy, đưa nhanh các dự án sản xuất kinh doanh vào hoạt động. Đây chính là cách để tạo nên năng lực cạnh tranh cốt lõi của mọi nền kinh tế và của cộng đồng DN.

Xin ông cho biết cộng đồng DN đặt kỳ vọng gì vào năm 2021 với sự tiếp sức từ Chính phủ?

Điều quan trọng nhất cộng đồng DN mong muốn trong năm 2021 là làm sao các Chính phủ phải có những nỗ lực phối hợp toàn cầu để ngăn chặn được dịch bệnh. Hơn nữa, muốn DN có thể định hướng theo hướng phát triển bền vững trong năm tới, chúng ta phải có một hệ sinh thái thích hợp, một hệ thống chính sách của Chính phủ ổn định, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho DN.

Có thể nói rằng chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu mà chúng ta đặt ra là trở thành một trong bốn nền kinh tế có năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh tốt nhất ASEAN. Đây sẽ là một hành trình mà tôi và cộng đồng DN hy vọng trong 5 năm tới chúng ta sẽ thực hiện được, góp phần giúp các DN sẽ có bước phát triển mạnh mẽ.

Nhưng các DN cũng phải có hành động như thế nào, thưa ông?

Cùng với Chính phủ, cộng đồng DN phải tiếp tục nâng cấp hoạt động kinh doanh, phải có những nỗ lực định hình theo hướng phát triển bền vững, chuyển đổi số. Đây là con đường bắt buộc các DN phải đi.

Vì thế, thời gian tới, VCCI sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ định hướng cho cộng đồng DN nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin, tổ chức đào tạo, tập huấn, hỗ trợ… để lan tỏa những mô hình. Điều này sẽ giúp cộng đồng DN từ lúc mới sinh ra đã phải đặt mình trong trào lưu phát triển bền vững và chuyển đổi số. Điều này cũng cần một sự nỗ lực tiếp theo của Chính phủ trong việc tiếp tục cải cách môi trường kinh doanh, đặc biệt là cần một nỗ lực thực sự của các DN theo hướng nâng cấp trình độ quản trị và công nghệ của mình.

Chính phủ xây dựng theo hướng là Chính phủ kiến tạo và cộng đồng DN cũng phải là cộng đồng DN kinh doanh có trách nhiệm. Đó chính là con đường đi của chúng ta kỳ vọng lớn nhất mà chúng tôi mong muốn cho 5 năm sắp tới.

Xin cảm ơn ông!

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê:

Cần kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê:.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê:.

Để tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, trong năm 2021 cần kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận dụng cơ hội từ các FTA, đặc biệt là EVFTA. Đồng thời, nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, gồm cả ngành sản xuất sản phẩm phải nhập khẩu hiện nay và ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao để giảm áp lực nhập khẩu yếu tố đầu vào. Theo đó, cần tăng cường xuất khẩu nông sản đã qua chế biến, áp dụng và đổi mới công nghệ trong nuôi trồng, chế biến để tăng năng suất và nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham):

Khắc phục khó khăn nhờ kinh tế số

Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham).
Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham).

Mặc dù đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, song cộng đồng doanh nghiệp vẫn cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh những nỗ lực thực chất, đồng bộ. Những doanh nghiệp và nhà đầu tư cần có một môi trường pháp lý công bằng, minh bạch, không khó dự đoán và tinh gọn, ưu tiên cho sự đổi mới trong kinh doanh - không chỉ nhằm mục đích thu hút đầu tư mới, mà còn duy trì và phát triển những nguồn đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tôi cũng cho rằng Việt Nam có thể xem xét để chuẩn bị cho việc khắc phục sau đại dịch nhờ nền kinh tế kỹ thuật số nói chung và thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, điện toán đám mây và chính phủ điện tử nói riêng. Các công ty nước ngoài như chúng tôi đã liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước và hy vọng hệ thống điện tử cùng với an ninh mạng sẽ giúp ích hơn chứ không làm ảnh hưởng cho sự tích hợp cùng phát triển với các tiêu chuẩn toàn cầu.

X.Thảo (ghi)

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK

(HQ Online) - Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Đọc tiếp

Đọc nhiều