Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội "chiếm lĩnh" thị trường nội địa

(HQ Online) - Trước những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chú trọng hơn vào việc chiếm thị phần trong nước.
Gỡ vướng về thủ tục hải quan, chính sách thuế cho doanh nghiệp dệt may Gỡ vướng về thủ tục hải quan, chính sách thuế cho doanh nghiệp dệt may
"Tia sáng" le lói tại một số doanh nghiệp dệt may
Dệt may xoay xở trước khó khăn Dệt may xoay xở trước khó khăn
Thời trang M2 hướng tới thị trường nội địa. Ảnh: H.Dịu
Thời trang M2 hướng tới thị trường nội địa. Ảnh: H.Dịu

Công ty Cổ phần M2 Việt Nam (Thời trang M2) vừa khai trương thêm một điểm bán tại phố Minh Khai (Hà Nội), với mô hình kinh doanh “shop in shop”, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với 23 năm hình thành và phát triển, đến nay hệ thống của Thời trang M2 đã có hàng chục cửa hàng tại Hà Nội cùng một số tỉnh thành và cả Liên bang Nga.

Ông Nguyễn Hải Đường, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Thời trang M2 cho biết, thương hiệu được xây dựng và phát triển để hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hơn nữa, việc đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước được xác định là đòn bẩy kinh tế hữu hiệu, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khôi phục tăng trưởng kinh tế…

Do đó, trước những khó khăn của thị trường xuất khẩu, ông Nguyễn Hải Đường kỳ vọng Công ty sẽ ngày càng mở rộng trên thị trường và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực thời trang may mặc trong nước.

Theo dự báo, thị trường dệt may và thời trang xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn trong các tháng còn lại của năm 2023 với mức tăng trưởng tương đối chậm do bị thu hẹp tại thị trường châu Âu.

Tổng cầu dệt may thế giới trong năm 2023 được dự báo đạt khoảng 700 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2022, thấp hơn cả năm 2020 khi xảy ra dịch Covid-19. Bên cạnh đó là những đòi hỏi ngày càng khắt khe đến từ các đối tác quốc tế như giảm giá sản xuất, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, sản xuất xanh…

Mặc dù vậy, Bộ Công Thương dự báo thị trường dệt may, da giày sẽ bắt đầu “ấm” dần trong quý 3, giúp xuất khẩu dệt may vẫn có thể đạt từ 47-48 tỷ USD, tăng 6,81% so 2022.

Tuy nhiên, trong khó khăn như này, việc tận dụng trở lại thị trường trong nước là điều cần thiết, nhất là với việc Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách kích cầu tiêu dùng như giảm thuế GTGT… Hơn nữa, trong nhiều chỉ đạo, Chính phủ cũng đã yêu cầu các cơ quan tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng cùng với hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Đọc nhiều