Doanh nghiệp chờ đợi thông hành tấm “hộ chiếu vắc xin"

(HQ Online) - Nhiều doanh nghiệp du lịch, xuất khẩu lao động đang kỳ vọng vào tấm “hộ chiếu vắc xin” sẽ thúc đẩy mở cửa thị trường du lịch và xuất khẩu lao động. Tuy vậy, việc mở cửa thị trường trong nước cũng cần phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Việt Nam chưa thay đổi biện pháp cách ly người nhập cảnh có “hộ chiếu vắc xin”
Thông tin mới về việc tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân
Việt Nam thử nghiệm vắc xin Covid-19 giai đoạn 2
Doanh nghiệp chờ đợi  thông hành  tấm “hộ chiếu vắc xin

Thận trọng...

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp về vấn đề mở cửa đón du khách quốc tế.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long:

"Hệ thống tiêm chủng của Việt Nam sau này sẽ liên thông với quốc tế và toàn bộ hộ chiếu vắc xin sẽ quản lý bằng QR code".

Mới đây, tại hội thảo với chủ đề “Làm tổ cho đại bàng nội”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: Tổng cục Du lịch đã bàn về hướng đề xuất phương án mở cửa từng bước đối với thị trường quốc tế khi điều kiện cho phép. Sẽ phải xem xét, cân nhắc kỹ những tiêu chí lựa chọn thị trường nguồn, lượng khách, đi tour trọn gói, các yếu tố về y tế như tiêm vaccine, cách ly; sự thuận tiện tiếp cận điểm đến bằng đường hàng không; phạm vi độc lập của các khu du lịch nghỉ dưỡng. Tiêu chí quan trọng nhất khi mở cửa thị trường quốc tế là phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch. Tổng cục Du lịch đang bàn việc mở cửa cho khách quốc tế với việc xây dựng kế hoạch chi tiết, với những tiêu chí rõ ràng chứ không mở ồ ạt.

Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiệp hội sẽ có đề án trình lên Chính phủ giao cho Hiệp hội làm thí điểm đón khách quốc tế trong thời điểm thích hợp. Hiệp hội sẽ phối hợp với các bộ, ngành và doanh nghiệp du lịch lớn cùng tham gia vào đề án. Ông Vũ Thế Bình cũng cho rằng, phải sớm lên phương án kỹ càng để đón du khách quốc tế. Thế giới đã đưa ra chương trình “hộ chiếu vắc xin” và nhận được nhiều ý kiến ủng hộ. Sau này, việc tiêm chủng vắc xin sẽ là bằng chứng giống như visa gắn vào hộ chiếu để đón khách quốc tế.

Ngành Y tế cũng đã có sự chuẩn bị để xây dựng “hộ chiếu vắc xin” Covid-19, tạo đà để mở cửa đất nước và tạo cơ hội cho công dân Việt Nam ra nước ngoài được thuận tiện. Hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tiêm chủng vắc xin Covia-19 toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Khác với các nước và khác với các quy trình tiêm chủng trước đây, Việt Nam sẽ thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, dù mất nhiều thời gian hơn. Thứ hai, để quản lý thông suốt và đồng bộ chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khoẻ cá nhân. Việt Nam hiện đã hoàn tất hơn 97 triệu hồ sơ.

Bộ Y tế đã yêu cầu từng cơ sở y tế, cơ sở tiêm chủng phải tải phần mềm do Bộ Y tế thiết kế để phục vụ tiêm chủng tốt nhất. Với mỗi người dân phải tải ứng dụng hồ sơ sức khoẻ. Việc này vừa giúp ngành Y tế tăng cường chủ động giám sát từ cơ sở y tế vừa nhanh chóng nhận được phản ánh người dân về những bất lợi sau tiêm.

... nhưng tránh lỗi nhịp với các nước khác

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ cho rằng, thời điểm này du lịch nội địa vẫn là trọng điểm của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, ngành Du lịch cần phải chuẩn bị các phương án đón khách quốc tế ngay khi điều kiện cho phép, nhất là khi thế giới đang tính tới việc thực hiện “hộ chiếu vắc xin” và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã có kế hoạch đón khách quốc tế. “Ngành Du lịch cần thực hiện ngay kế hoạch kích cầu du lịch nội địa tại các địa phương, song cũng cần chủ động xây dựng phương án đón khách quốc tế để không chậm nhịp so với các quốc gia khác”, ông Nguyễn Hữu Thọ đề xuất.

“Hộ chiếu vắc xin” đang là điểm sáng để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động. Năm 2020, vì đại dịch Covid-19 bùng phát, cũng như nhiều công ty lữ hành khác, Công ty Cổ phần Nụ Cười Vàng (Hà Nội) đã phải hủy nhiều tuor du lịch trong nước và quốc tế. Từ đó đến nay, Công ty này luôn duy trì hoạt động trong trạng thái “èo uột”, không ít nhân viên của công ty đã phải chuyển sang việc làm khác để duy trì cuộc sống, chờ đến khi đại dịch qua đi. Ông Chu Văn Đắc, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty Cổ phần Nụ Cười Vàng cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi luôn cố gắng duy trì hoạt động bằng cách mở rộng thị trường du lịch trong nước, tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn nên lượng khách du lịch đặt tuor cũng không đáng kể. Nên doanh nghiệp lữ hành đang kỳ vọng tấm “hộ chiếu vắc xin” Covid-19 sẽ khơi thông thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tuy vậy, để lựa chọn một quốc gia nào để đưa vào khai thác thì là cả một vấn đề, nó liên quan đến chính sách của Việt Nam, của các nước tiếp nhận hay trực tiếp là các nước có vắc xin hay chính sách tiêm vắc xin của các quốc gia đó".

Đến nay, các doanh nghiệp lữ hành vẫn hy vọng sẽ có được những chính sách cơ bản để có thể đồng hành và khởi động du lịch quốc tế. “Tuy vậy, trong thời gian chờ đợi tái khởi động thị trường quốc tế, các doanh nghiệp luôn ý thức trong phòng chống dịch, triển khai và lựa chọn những sản phẩm an toàn cho du khách, từ đó chọn ra những sản phẩm phù hợp theo mùa, theo thời điểm để phục vụ khách hàng”, ông Chu Văn Đắc cho biết.

Không chỉ các doanh nghiệp lữ hành lao đao, không ít doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng phải giải thể vì đại dịch Covid-19. Cũng không ít lao động trong nước đang chờ dịch bệnh được kiểm soát để được cấp visa sang các nước làm việc. Ông Phạm Văn Thành, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Cung ứng lao động toàn cầu (Cầu Giấy, Hà Nội) hy vọng vắc xin Covid-19 sẽ đem đến cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phục hồi. Ông Phạm Văn Thành chia sẻ: “Khi có vắc xin Covid-19 tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát, như vậy thị trường lao động sẽ được mở cửa, từ đó người lao động sẽ thuận lợi sang các nước làm việc. Người lao động có nhu cầu đi lao động làm việc ở nước ngoài cũng bớt do dự về việc xuất cảnh. Hơn nữa, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, xí nghiệp sẽ ổn định do hoạt động kinh tế sẽ quay lại đà phát triển, từ đó sẽ tạo ra cơ hội hoạt động trở lại cho các công ty xuất khẩu lao động”. Song ông Thành cũng cho rằng, việc mở cửa thị trường lao động cần phải tiến hành từng bước, để đảm bảo quyền lợi của người lao động và để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

Ứng dụng công nghệ AI, sản phẩm của TECHPRO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(HQ Online) - Bằng việc áp dụng các công nghệ mới từ trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt… sản phẩm giải pháp quản lý sảnh Smart Visitor Meeting Solution (VIME) của Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ TECHPRO đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2024 tại hạng mục Quản trị doanh nghiệp.
Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Tiếp tục "tranh cãi" về khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

(HQ Online) - Trong văn bản lần thứ 3, tập thể 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam chiếm 85% thị phần toàn ngành đã tiếp tục phản đối việc nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng theo lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát (HPG), việc này nhằm ủng hộ sản xuất trong nước.

Đọc nhiều