Doanh nghiệp cần tiếp tục được hỗ trợ để vượt qua khó khăn

(HQ Online) - Theo kết quả điều tra 10.197 doanh nghiệp về tác động của dịch Covid-19 đến khu vực doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB), có đến 87,2% doanh nghiệp bị tác động rất tiêu cực đến sản xuất kinh doanh, 11% không bị ảnh hưởng và chỉ có 2% có tác động tích cực. Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam, để doanh nghiệp “vực dậy” được, cần tập trung xem xét, mở rộng các gói hỗ trợ đã ban hành.
Kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn
Tiếp tục điều chỉnh chính sách tài chính, ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp
Tiếp tục nghiên cứu giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19
bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Bà có nhận xét gì về báo cáo của VCCI và WB về tác động của đại dịch đối với DN?

Dịch Covid-19 xuất hiện từ quí 1/2020 tác động tiêu cực, làm suy giảm nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Cho đến nay, dịch Covid-19 vẫn xuất hiện các biến thể mới, tuy nhiên nền kinh tế toàn cầu có nhiều dấu hiệu khởi sắc, IMF và WB đều dự báo tăng trưởng toàn cầu dương lần lượt ở mức 4% và 5,5%. Năm 2020 và quý 1/2021, mặc dù nước ta có tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao trên thế giới và khu vực, nhưng mức tăng này (4,58% của quí 1 năm nay) thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,82% cùng kỳ 2019 và mức tăng cao nhất mười năm qua của năm 2018 (7,45%).

Điều này cho thấy, tác động của dịch Covid-19 vẫn còn rất nặng nề, đặc biệt đối với DN (khu vực đóng góp trên 60% vào tăng trưởng GDP). Chúng tôi cho rằng kết quả điều tra đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến DN do VCCI và WB vừa công bố, có tới 87,2% DN bị tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thời điểm hiện nay là phù hợp (tương ứng với tỷ lệ Tổng cục Thống kê công bố tháng 9/2020 là 83,7%).

Vậy theo bà, thời gian tới để DN vượt qua những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, việc hỗ trợ DN cần được tiến hành ra sao?

Với diễn biến của dịch Covid-19 và khó khăn mà DN vẫn đang phải gánh chịu, để cộng đồng DN vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tôi cho rằng cần tập trung vào các nhóm giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, cộng đồng DN cần chủ động, tích cực tìm kiếm những cơ hội, ý tưởng, định hướng, đối tác kinh doanh mới để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh trong thời kỳ chịu tác động của dịch Covid-19 và hậu Covid-19. Hơn lúc nào hết, DN với vai trò là lực lượng sản xuất kinh doanh chính, đóng góp lớn nhất của nền kinh tế cần phát huy tối đa tinh thần đổi mới, sáng tạo; áp dụng những phương pháp mới, công nghệ số, những cách làm hay, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế để trụ vững và phát triển.

Thứ hai, Nhà nước cần tiếp tục bổ sung các chính sách, các gói hỗ trợ hiệu quả giúp DN vượt qua khó khăn để ổn định trở lại. Cụ thể cần tập trung xem xét, triển khai các nhóm chính sách hỗ trợ như: tiếp tục thực hiện và mở rộng các gói hỗ trợ đã ban hành theo một số tiêu chí về đối tượng được nhận hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, mức hỗ trợ.

Đồng thời xem xét giảm thuế thu nhập DN đến hết năm 2021 áp dụng cho tất cả DN theo các mức giảm khác nhau phân theo doanh thu, theo ngành, lĩnh vực, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Và thực hiện miễn, giảm các loại thuế, phí và tiền thuê đất đến hết năm 2021. Tiếp tục thực hiện các gói tín dụng hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng;

Bên cạnh đó, cũng cần xem xét gói hỗ trợ tín dụng cho DN với lãi suất vay bằng 0% hoặc lãi suất ưu đãi; cần có chính sách hiệu quả tiếp tục hỗ trợ DN tìm kiếm khách hàng, thị trường tiêu thụ, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, kết nối DN; hỗ trợ các DN tiếp cận kênh thông tin xuất nhập khẩu, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh trong thương mại quốc tế.

Có chính sách hiệu quả kích cầu, tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước và xuất khẩu, qua đó thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo việc làm cho người lao động, giảm tối đa lao động mất việc làm, nghỉ chờ việc.

Để hỗ trợ lao động, cần giảm bớt thủ tục hành chính trong chính sách hỗ trợ cho người lao động. Mở rộng phạm vi, thời gian và mức hỗ trợ cho người lao động đang thất nghiệp và nghỉ không lương do dịch; hỗ trợ kênh tuyển dụng để bù đắp nguồn lao động có tay nghề cho DN sau dịch Covid-19.

Với kết quả tăng trưởng quý 1/2021, xin bà cho biết những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021?

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 1/2021 đạt 4,58%, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý 1/2020 và là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Dịch tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành kinh tế nước ta. Trong những quý tiếp theo, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân và thực hiện những giải pháp đồng bộ.

Theo đó, trước mắt, cần thực hiện kiểm soát tốt dịch bệnh, nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên diện rộng nhằm khống chế dịch bệnh, ổn định phát triển kinh tế. Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp bằng việc đẩy mạnh tái đàn lợn, chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn; tăng cường chỉ đạo sản xuất các cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thổ nhưỡng và thị trường;

Đẩy mạnh liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Tập trung chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu, chế biến sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực; công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến để đạt giá trị gia tăng cao;

Tận dụng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEPT để đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu, nâng cao cơ hội cạnh tranh và nâng cao giá trị của hàng hóa xuất khẩu nhất là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế…

Xin cảm ơn bà!

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

(HQ Online) - Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vào ngày 20/4, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Cảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giới

Với mục tiêu đưa cảng Chu Lai trở thành trung tâm kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong nước, Công ty Giao nhận Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối hoạt động giao nhận vận chuyển đường bộ - cảng biển - đường biển, tối ưu hóa chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản.

Đọc nhiều