Công ty Texhong được công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa

(HQ Online) - Cục Hải quan Quảng Ninh vừa có quyết định công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chân công trình của Công ty TNHH Texhong Dệt Kim Việt Nam (có địa chỉ tại Khu Công nghiệp Texhong Hải Hà, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, Quảng Ninh).
Quảng Trị: Hai dự án điện gió được công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa
Công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung mới tại Lào Cai
Công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu Bình Nghi
Công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: Quang Hùng
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: Quang Hùng

Địa điểm kiểm tra chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát về hải quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh.

Cụ thể, việc kiểm tra thực tế đối với các lô hàng xuất, nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Địa điểm kiểm tra của công ty chỉ áp dụng đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện vật tư nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng, phương tiện phục vụ kiểm tra tại chân công trình và chỉ được đưa hàng hóa vào lắp đặt, sản xuất, xuất khẩu sau khi đã được cơ quan Hải quan quyết định thông quan.

Trong quá trình thực hiện, nếu công ty vi phạm quyết định và các quy định của pháp luật có liên quan thì Cục Hải quan Quảng Ninh sẽ thu hồi quyết định công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chân công trình của công ty.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

Thép cán nóng HRC trong nước "cung không đủ cầu", có nên hạn chế nhập khẩu?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 85,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thép là vấn đề còn gây tranh cãi.

Đọc nhiều