Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương có quyền miễn lãi chậm nộp cho doanh nghiệp

(HQ Online) - Liên quan đến đề nghị xem xét miễn lãi chậm nộp Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, cơ quan đại diện chủ sở hữu Trung ương có thẩm quyền quyết định việc miễn lãi chậm nộp cho các doanh nghiệp và rà soát, xác định các khoản phải thu về Quỹ.
Mỗi ngày chậm nộp phạt sẽ phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp
Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
Có được miễn tiền phạt, tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng?
Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương có quyền miễn lãi chậm nộp cho doanh nghiệp
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương xác định số phải nộp bổ sung về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển DN của các DN trực thuộc, xử lý lãi chậm nộp theo quy định. Ảnh: Internet.

Mới đây, Bộ Tài chính nhận được công văn của Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn thực hiện Nghị định số 148/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 57/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trước đó, Bộ Tài chính cũng nhận được công văn của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà – CTCP và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đề nghị xem xét miễn lãi chậm nộp của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp.

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định, cơ sở pháp lý về thẩm quyền thực hiện rà soát, xác định nợ phải thu Quỹ và xử lý miễn lãi chậm nộp cho DN, cụ thể là đối với đối tượng áp dụng, quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại DN thì đối tượng áp dụng là cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Căn cứ quy định nêu trên, SCIC là doanh nghiệp thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN), không phải là cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương.

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 57/2022/TT-BTC hướng dẫn cụ thể các quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP nhằm hướng dẫn chi tiết việc rà soát, xác định các khoản phải thu và xử lý miễn lãi chậm nộp về Quỹ.

Trong đó, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 57/2022/TT-BTC quy định trách nhiệm rà soát, xác định các khoản phải thu về Quỹ (bao gồm nợ gốc và lãi chậm nộp) là cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương với những hướng dẫn cụ thể.

Theo đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương chịu trách nhiệm rà soát, xác định các khoản phải thu về Quỹ đối với tiền thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương quyết định hoặc được Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức thực hiện chuyển đổi sở hữu, chuyển nhượng vốn.

Theo Bộ Tài chính, về bản chất, việc quyết toán, xác định công nợ đối với doanh nghiệp cổ phần hóa (doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hóa) là trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.

Căn cứ quy định và thực tế nêu trên, Bộ Xây dựng (cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương) có trách nhiệm trong việc rà soát, xác định các khoản phải thu về Quỹ (bao gồm nợ gốc và lãi chậm nộp) tại doanh nghiệp do Bộ Xây dựng quyết định hoặc được Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức thực hiện chuyển đổi sở hữu, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả khoản phải thu tại doanh nghiệp) đã thực hiện thoái hết vốn nhà nước, doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC (bao gồm cả các doanh nghiệp SCIC đã thoái hết vốn), tổng hợp, thông báo Bộ Tài chính để thu vào ngân sách trung ương theo quy định.

Về thẩm quyền quyết định xử lý miễn lãi chậm nộp cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP quy định, cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương quyết định việc miễn lãi chậm nộp cho các doanh nghiệp. Tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số 57/2022/TT-BTC cũng quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương quyết định việc miễn lãi chậm nộp.

Theo Bộ Tài chính, do số liệu về phê duyệt quyết toán cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thuộc trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi bàn giao về SCIC và là cơ sở để ra quyết định miễn lãi chậm nộp nên Thông tư số 57/2022/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương đối với trường hợp các doanh nghiệp đã được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC.

Căn cứ quy định nêu trên, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Xây dựng với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương có trách nhiệm quyết định miễn lãi chậm nộp cho các doanh nghiệp thuộc Trung ương, bao gồm: doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng chưa bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về SCIC; doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về SCIC (bao gồm cả các doanh nghiệp đã thực hiện thoái hết vốn nhà nước) nhưng chưa phê duyệt quyết toán cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày 1/4/2022 trên cơ sở báo cáo, tổng hợp của SCIC.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quyết định miễn lãi chậm nộp với doanh nghiệp đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC (bao gồm cả các doanh nghiệp SCIC đã thoái hết vốn) và đã được Bộ Xây dựng phê duyệt quyết toán cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày 1/4/2022 trên cơ sở báo cáo, tổng hợp của SCIC.

Khẳng định quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và Thông tư số 57/2022/TT-BTC không có sự khác nhau, Bộ Tài chính cho biết, các kiến nghị của Bộ Xây dựng về trách nhiệm rà soát, xác định các khoản nợ Quỹ và thẩm quyền xử lý miễn lãi chậm nộp đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và Thông tư số 57/2022/TT-BTC, đồng thời đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, chủ trì phối hợp với SCIC xác định các khoản phải thu về Quỹ, xử lý miễn lãi chậm nộp cho doanh nghiệp theo quy định quy định.

Qua rà soát, Bộ Tài chính cho biết, còn 5 doanh nghiệp chưa được phê duyệt quyết toán vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần là Tổng công ty FICO, LILAMA, COMA, Sông Đà, Constrexim.

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương phê duyệt quyết toán vốn để làm cơ sở ban hành quyết định công bố giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đối với 5 tổng công ty nêu trên và xác định số phải nộp bổ sung về Quỹ, xử lý lãi chậm nộp theo quy định (nếu có). Được biết, Bộ Tài chính đã nhiều lần có văn bản đôn đốc Bộ Xây dựng thực hiện nội dung này.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, việc tính thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) trong thực thi thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) cho phép giảm trừ giá trị tài sản hữu hình và tiền lương khi tính lợi nhuận tính thuế bổ sung. Điều này thể hiện quan điểm của quy định về thuế TTTC là khuyến khích hoạt động đầu tư thực chất hiện hữu tại quốc gia nhận đầu tư thông qua sự tồn tại của tài sản hữu hình và nhân công.

Đọc nhiều