Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"

(HQ Online) - Theo nghiên cứu từ NielsenIQ mới đây, 16% người tiêu dùng Việt đã coi tương lai bền vững là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định tiêu dùng.
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững

Hướng đến tăng trưởng xanh

24% người tiêu dùng hiện đang chú trọng đến lối sống bền vững trong những kế hoạch ngắn hạn cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của xu hướng sống thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, mối lo ngại về biến đổi khí hậu và tác động của môi trường đã tăng lên đáng kể, hiện đang nằm trong top 5 mối quan tâm hàng đầu với 14% người tiêu dùng chọn.

Cũng theo nghiên cứu của NielsenIQ, không chỉ tại Việt Nam mà 42% người tiêu dùng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng việc các doanh nghiệp chủ động giảm thiểu tác động môi trường là "rất quan trọng" và 34% đánh giá đây là một yếu tố "quan trọng."

Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ
Hội thảo “Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” do Báo Đầu tư tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo “Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” vào ngày 12/11/2024, bà Lê Minh Trang, Phó Giám đốc bộ phận nghiên cứu bán lẻ của NielsenIQ Việt Nam cho hay, doanh nghiệp cam kết sản xuất xanh sẽ đáp ứng nhiều hơn yêu cầu của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang sản xuất xanh giúp doanh nghiệp giảm chi phí dài hạn nhờ tối ưu hóa nguồn năng lượng, nguyên liệu, giảm lãng phí, từ đó cải thiện biên lợi nhuận.

Hơn nữa, các doanh nghiệp còn hưởng lợi từ việc nâng cao hình ảnh thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Cũng theo bà Trang, việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường quốc tế và quốc gia mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới cho các doanh nghiệp.

Giới thiệu tại hội thảo, ông Craig Richard Bradshaw, Tổng giám đốc Masan High-Tech Materials cho biết, Công ty này tạo nên sự khác biệt trên thị trường toàn cầu nhờ chiến lược phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tập trung vào tái chế, phát triển sản phẩm xanh và hướng đến tăng trưởng xanh.

Cụ thể, Công ty áp dụng mô hình 3Rs “Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế” vào mọi hoạt động sản xuất và vận hành, không ngừng cải tiến để hướng tới mục tiêu giảm thiểu lượng rác thải và tối ưu hóa tài nguyên.

Đối với ngành dệt may, ông Văng Viên Thông, Giám đốc điều hành thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế REPEET cho hay, thay vì sử dụng polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ, REPEET sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững từ sợi polyester tái chế có nguồn gốc tại Việt Nam.

Với các doanh nghiệp hiện nay, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan và cần được ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh, bền vững để chuyển đổi nền kinh tế từ “nâu sang xanh”.

Chuyển đổi số không chỉ là phương tiện hiện đại hóa nền kinh tế mà còn cung cấp các công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng xanh, trong khi các hoạt động xanh có thể thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp số bền vững.

Theo ông Thông, với chiến lược phát triển bền vững, REPEET đang mở rộng ra các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu – những thị trường mà chất lượng sản phẩm và các tiêu chí bền vững được đặt lên hàng đầu.

Tối ưu hoá nhờ chuyển đổi số

Theo các chuyên gia, việc đáp ứng các yêu cầu về chuyển đổi xanh cần nhiều nguồn lực cũng như chiến lược dài hạn từ các doanh nghiệp.

Vì thế, sự giao thoa giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp hỗ trợ lợi ích của cả hai.

Cũng về vấn đề này, ông Alexander Evchenko, Giám đốc Công ty TNHH 1C Việt Nam cho hay, “chuyển đổi kép” là một quá trình toàn diện, trong đó chuyển đổi số đóng vai trò là công cụ để thúc đẩy chuyển đổi xanh.

Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các công nghệ số để giảm thiểu ô nhiễm môi trường như áp dụng các giải pháp số để quản lý chất thải, giảm thiểu khí thải và tiết kiệm năng lượng, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất…

Tại Masan High-Tech Materials, lãnh đạo Công ty cũng cho biết, để góp phần cho phát triển bền vững, Công ty đã phát triển công nghệ cao thông qua 2 cơ sở nghiên cứu tiên tiến tại Đức và Việt Nam.

Đồng thời, hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ, các trường đại học và viện nghiên cứu… để nâng cao hiệu suất năng lượng của quy trình sản xuất kim loại cứng từ quặng/phế liệu thành công cụ thành phẩm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ cần thiết để triển khai các giải pháp bền vững.

Thêm vào đó, việc áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững thường yêu cầu đầu tư ban đầu lớn làm tăng chi phí hoạt động.

Vì thế, đại diện NielsenIQ Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí đầu tư và lợi ích dài hạn để phát triển chiến lược bền vững hiệu quả.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nắm rõ từng bước trong chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng mọi quy trình đều đáp ứng tiêu chuẩn bền vững.

Ngoài ra, doanh nghiệp không nên tăng giá quá cao cho sản phẩm bền vững. Việc tăng giá không hợp lý có thể khiến người tiêu dùng không mặn mà với sản phẩm.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”

Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”

(HQ Online) - Tại Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố ngày 8/11/2024, các chỉ số trong Báo cáo cho thấy kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã khả quan tuy vẫn còn những “cơn gió ngược”.

Đọc nhiều