Các “ông lớn” chuyển đổi số như thế nào?

(HQ Online) - Việt Nam “đang đứng trước ngã rẽ quan trọng” trong bối cảnh quốc tế bị ảnh hưởng lớn bởi Covid-19. Do đó, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi mô hình kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp vươn lên trong thử thách
COVID-19 và cú hích chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam
Tăng tốc chuyển đổi số trong ngành Y tế
Năm 2020 – Năm khởi động chuyển đổi số quốc gia
Hệ sinh thái tài chính số hiện đại sẽ được xây dựng xong vào năm 2030
Các “ông lớn” chuyển đổi số như thế nào?
Ảnh: ST

Đi trước, đón đầu

Đánh giá về nhu cầu chuyển đổi số, Tổng giám đốc Công ty Bosch Việt Nam Guru Mallikarjuna cho rằng, quá trình chuyển đổi số là rất cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp không kể ngành nghề, quy mô, hình thái kinh doanh.

Bosch định nghĩa chuyển đổi số là quá trình tích hợp các công nghệ số một cách toàn diện vào hoạt động kinh doanh nhằm thay đổi để làm mới, sáng tạo và định hình lại các hoạt động kinh doanh của mình để phù hợp nhất với quá trình phát triển của thị trường. Bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi số là cần xác định một tầm nhìn chung, một tầm nhìn có thể chia sẻ đủ sâu và mạnh để thúc đẩy quá trình hành động chuyển đổi số.

Cũng theo Tổng giám đốc Công ty Bosch Việt Nam, để làm được điều này, các doanh nghiệp nên lấy con người và khách hàng làm trung tâm, ngoài ra cần hỗ trợ các thành viên, các nhân viên của mình hiểu được sự thay đổi này là cần thiết và tạo ra các giá trị lớn hơn giúp họ sẵn sàng thay đổi tạo ra những giá trị mới trong tương lai.

Chia sẻ về quá trình và hiệu quả do chuyển đổi số mang lại Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, trước đây toàn bộ dữ liệu của FPT được phân tán ở nhiều đơn vị thành viên. Đến nay, sau 4 năm chuyển đổi số, FPT đã hoàn tất việc xây dựng cơ cở dữ liệu về khách hàng, kinh doanh, đối tác, người sản xuất. Sau khi tiến hành chuyển đổi số, quá trình chuyển đổi số của FPT sẽ diễn ra liên tục. Nhờ áp dụng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mà FPT đã nâng cao được năng suất lao động lên gấp 3 lần so với trước đây. Việc làm chủ công nghệ số, làm chủ được các mô hình kinh doanh mới, giúp cải tiến quy trình làm việc trong nội bộ, tạo ra một môi trường điều hành tốt, giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí và tăng hiệu quả sản xuất của người lao động.

Còn theo Giám đốc Phát triển thị trường Intel Việt Nam Đặng Đức, may mắn Intel đã có một thời gian dài để chuyển đổi số và đã được lựa chọn làm nền tảng lõi của cho các hệ thống công nghệ thông tin cũng như cung cấp dịch vụ. Intel nhìn nhận nhu cầu của thị trường tăng cao lên rất nhiều từ năm 2017, đến nay toàn bộ tiến trình sản xuất của Intel phải tăng sản lượng lên gấp đôi, tất cả các nhà máy của Intel đều đang hoạt động trên 100% công suất,

“Chính vì vậy Intel mong muốn các doanh nghiệp tận dụng hết khả năng của các công nghệ số hiện nay trên thế giới, đặc biệt là các tài nguyên đang có như máy tính, các công nghệ nền tảng mở để sáng tạo ra dịch vụ tốt nhất cho thị trường”, ông Đặng Đức nhấn mạnh.

"Chuyển" từ nội tại

Là một doanh nghiệp sản xuất các vật liệu xanh cụ thể là tấm panel cách âm cách nhiệt, ông Giáp Văn Thanh, Tổng giám đốc Công ty Panel Phương Nam nhấn mạnh, muốn chuyển đổi số trong sản xuất thì cần bắt đầu từ công nghệ và đặc biệt là tư tưởng chuyển đổi số phải bắt đầu từ cấp lãnh đạo doanh nghiệp. Các cấp lãnh đạo phải quyết tâm với chiến lược của mình, hợp tác với các nhà cung cấp, các đối tác đã có sự chuyển đổi số và sản xuất theo mô hình số hóa sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn. Theo đó, ngay từ nguyên liệu đầu vào đã phải chọn các doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số khi đó sẽ có sự phù hợp với công nghệ của mình.

Không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất mà bản thân các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT cũng nằm trong guồng quay của hoạt động chuyển đổi số. Tổng giám đốc CMC Nguyễn Kim Cương chia sẻ, hiện nay CMC đang có 3 mảng kinh doanh chính là CNTT, hạ tầng viễn thông, gia công phát triển phần mềm. Năm vừa qua, CMC đã tập trung vào cải thiện năng lực nội tại của toàn bộ tập đoàn, các công ty thành viên để đảm bảo có thể sử dụng tốt nhất công nghệ đang có. Đồng thời, CMC cũng mạnh dạn cắt bỏ những mảng kinh doanh không hiệu quả, xây dựng và hình thành hệ sinh thái các giải pháp công nghệ để đưa các giải pháp đến được khách hàng một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên để triển khai chuyển đổi số thành công, ông Nguyễn Văn Khoa cho rằng, chuyển đổi số phải có dữ liệu. Căn cứ vào đó, các doanh nghiệp cần rà soát lại xem doanh nghiệp còn thiếu yếu tố gì để đáp ứng được quá trình chuyển đổi này thì phải tiến hành ngay. Ví dụ, nếu doanh nghiệp thiếu hạ tầng CNTT thì phải lo hạ tầng thông tin thật tốt để chuyển đổi. Trường hợp doanh nghiệp có hạ tầng CNTT, có dữ liệu thì cần tìm kiếm các sản phẩm liên quan đến trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn. Chỉ cần 2 công nghệ đó thôi đã có hàng loạt sản phẩm dịch vụ đi kèm.

Ý kiến bạn đọc

Đọc tiếp

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc

(HQ Online) - Ngày 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Đọc nhiều