Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp vươn lên trong thử thách
Các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam vẫn vững vàng trong đại dịch | |
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019 |
Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam |
Nhìn vào Top 10 trong bảng xếp hạng VNR500 năm 2020 vẫn là những gương mặt quen thuộc, đó là: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Vingroup - CTCP; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam; Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam; Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động.
Đây đều là những “đầu tàu” dẫn dắt, định hướng và đang khẳng định vai trò của mình, nâng cao vị thế DN thông qua việc ứng dụng, đổi mới, sáng tạo và phát triển khoa học – công nghệ, đưa chuyển đổi số vào hoạt động DN để vững vàng đương đầu với khủng hoảng kinh tế.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao sáng kiến của ban tổ chức sự kiện và nhấn mạnh, chuyển đổi số thực sự đang dần trở thành một cuộc “cách mạng,” nhất là sau cú hích từ đại dịch Covid-19
Các doanh nghiệp thuộc nhiều nhóm ngành trọng điểm đều đặt vấn đề áp dụng chuyển đổi số là chiến lược ưu tiên. Để tăng hiệu quả hoạt động và cung cấp thông tin chi tiết về kinh doanh và khoa học trong các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), sản xuất và thương mại, các doanh nghiệp dược phẩm ngày càng chú trọng ứng dụng công nghệ; trong đó, có trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo khảo sát các doanh nghiệp VNR500 gần đây của Vietnam Report, có 64,8% doanh nghiệp đánh giá Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhanh hơn. Trong đó, một số ứng dụng được doanh nghiệp lựa chọn đang và sẽ sử dụng nhiều nhất là: dịch vụ dựa trên đám mây/ Cloud(19,8%); dữ liệu lớn/Big Data (19,3%); Internet vạn vật/IoT (7,3%)…
Lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu bắt nguồn từ dịch bệnh, và cũng là lần đầu tiên khái niệm “bình thường mới” được đưa ra khi nói đến những nỗ lực hồi phục kinh tế, xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Việt Nam đang từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới" - nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tìm cách sống chung an toàn với dịch bệnh và khôi phục sản xuất kinh doanh, bảo đảm phát triền kinh tế - xã hội.
Thế giới đang thay đổi và nền kinh tế Việt Nam cũng thay đổi. Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng một thương hiệu lớn, gắn kết với sức mạnh nội tại doanh nghiệp sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam từng bước vượt qua đại dịch và khôi phục vững chắc hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần có nguồn doanh thu ổn định và bền vững dựa trên năng lực nội tại vững mạnh, sự linh hoạt thích ứng với yêu cầu áp dụng công nghệ nhanh nhạy, tăng cường hoạt động thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số và làm việc từ xa…
Trong đó, việc tiếp cận và áp dụng mô hình chuyển đổi số vào hoạt động doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là tiền đề vừa là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thể hiện sức bật vượt trội và vươn lên trong những giai đoạn thử thách.
Ý kiến bạn đọc