BIDV công bố Tổng giám đốc mới
BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 44%, thành lập ngân hàng con tại Myanmar | |
Moody’s tăng định hạng tiền gửi ngoại tệ của BIDV | |
Lợi nhuận 9 tháng của BIDV chỉ tăng gần 0,5% so với cùng kỳ |
BIDV công bố Tổng giám đốc mới đối với ông Lê Ngọc Lâm (đứng giữa). |
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố bổ nhiệm chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy BIDV và Quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc BIDV đối với ông Lê Ngọc Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành BIDV.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của BIDV, ông Lê Ngọc Lâm đã được Đại hội bầu tham gia Hội đồng quản trị BIDV nhiệm kỳ 2017-2022.
Theo thông tin từ BIDV, ông Lê Ngọc Lâm sinh năm 1975. Năm 1997, ông bắt đầu làm việc tại Trụ sở chính BIDV. Từ tháng 3/2009, ông là Phó Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng BIDV. Từ tháng 10/2010, ông là Phó Giám đốc BIDV Sở Giao dịch 1. Từ tháng 4/2012, ông là Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng BIDV. Từ tháng 4/2013, ông là Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp BIDV.
Từ đầu năm 2015, ông được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc BIDV. Từ tháng 11/2018, ông được giao nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành BIDV.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn cho biết, việc bổ nhiệm ông Lê Ngọc Lâm với vị trí Tổng Giám đốc BIDV sẽ giúp Ngân hàng tăng cường năng lực quản trị điều hành để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển 2021-2025, tầm nhìn 2030 của BIDV; thể hiện tốt hơn vai trò chủ lực, chủ đạo của ngân hàng thương mại nhà nước trong thực hiện chính sách tiền tệ, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
BIDV hiện là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ hai hệ thống tính đến cuối năm 2020 với tỷ lệ sở hữu của Nhà nước là gần 81%. Cổ đông lớn tiếp theo là KEB Hana Bank với tỷ lệ sở hữu 15%.
Hai tháng đầu năm 2021, tín dụng của BIDV giảm 0,87%, huy động vốn giảm 2,5%, tổng tài sản tăng 2,1%. Nguyên nhân của việc tín dụng và huy động vốn suy giảm là do ảnh hưởng của Covid 19 và yếu tố chu kỳ.
Tuy vậy, năm 2021, BIDV vẫn thông qua mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 44% so với năm trước lên 13.000 tỷ đồng, với động lực chính từ thu ngoài lãi và tiết kiệm chi phí, nhưng cũng sẽ tùy thuộc vào bối cảnh và tình hình kinh tế bên ngoài. Tăng trưởng huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, dự kiến tăng 12-15%. Tăng trưởng dư nợ tín dụng bảo đảm tuân thủ giới hạn tín dụng của Ngân hàng Nhà nước giao, tăng 10-12%.
Phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông BIDV mới đây, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho hay, kế hoạch kinh doanh của BIDV 5 năm tới là tăng trưởng lợi nhuận 24-38%/năm
Ý kiến bạn đọc