BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 44%, thành lập ngân hàng con tại Myanmar

(HQ Online) - Đại hội đồng cổ đông BIDV đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 và phương án tăng vốn điều lệ thêm hơn 8.300 tỷ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
Moody’s tăng định hạng tiền gửi ngoại tệ của BIDV
Lợi nhuận 9 tháng của BIDV chỉ tăng gần 0,5% so với cùng kỳ
Hai nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV bị đề nghị mức án 6-7 năm tù
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021. Ảnh: H.Dịu
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021. Ảnh: H.Dịu

Mục tiêu lợi nhuận phù hợp với diễn biến thị trường

Ngày 12/3, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021. Cũng như năm trước, BIDV là ngân hàng “nổ phát súng” đầu tiên cho mùa họp cổ đông trong năm nay.

Tại cuộc họp, ban lãnh đạo BIDV cho biết, năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động kép của thiên tai và đại dịch Covid-19, song BIDV đã đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, ổn định, an toàn với những kết quả tích cực.

Cụ thể, tổng tài sản của BIDV đạt 1.516.686 tỷ đồng, tăng trưởng 1,8% so với năm 2019, tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư tăng trưởng 8,5% so với năm 2019.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.026 tỷ đồng, vượt kế hoạch tài chính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao; tuy nhiên giảm 15,9% so với năm 2019 do BIDV chủ động giảm thu nhập hơn 6.400 tỷ đồng để thực hiện cơ cấu nợ và miễn giảm lãi, phí cho khách hàng khó khăn do Covid-19 theo chỉ đạo của NHNN.

Vì thế, năm 2021, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 13.000 tỷ đồng, tăng hơn 44% so với mức thực hiện của năm 2020.

Dư nợ tín dụng kế hoạch tăng trưởng 10-12%, đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do NHNN giao. Huy động vốn tăng trưởng phù hợp với sử dụng vốn, cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng, dự kiến khoảng 12-15%. Nợ xấu duy trì dưới mức 1,6%. Tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến không thấp hơn mức thực hiện 2020.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, mục tiêu lợi nhuận cũng phải đảm bảo phù hợp với diễn biến thị trường, năng lực của ngân hàng trước tác động của dịch bệnh và trên cơ sở phê duyệt, yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

Đặc biệt, cổ đông cũng thông qua phương án đổi tên tiếng Anh và đổi tên viết tắt. Cụ thể, tên tiếng Anh sẽ đổi từ "Joint stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam" sang "Vietnam Commercial Bank for Investment and Development JSC.".

Tăng vốn điều lệ lên 48.500 tỷ đồng

ĐHĐCĐ BIDV cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2021. Theo đó, BIDV muốn tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên 48.524 tỷ (tức tăng 20,6%) thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm.

Thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý III và IV/2021. Trong khi đó, việc chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ dự kiến trong giai đoạn 2021-2022 sau khi được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ông Phan Đức Tú cho biết, để chuẩn bị cho đợt chào bán cổ phiếu để tăng vốn, BIDV đã tiếp xúc với rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Khá nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của BIDV nhưng do dịch Covid-19 nên vẫn đang cân nhắc.

Về việc chuyển đổi chi nhanh Yangon thành ngân hàng con tại Myanmar bất chấp thời điểm nhạy cảm chính trị, Chủ tịch HĐQT BIDV cho hay Myanmar là thị trường cực kỳ tiềm năng, BIDV đã có mặt ở đây hơn 10 năm và đã có lãi. Myanmar, Lào, Campuchia là địa bàn chiến lược của BIDV trong tương lai.

Dự kiến, vốn điều lệ ngân hàng con sẽ ở mức 100 triệu USD, đem về lợi nhuận trước thuế hàng năm trung bình 1,5 triệu USD/năm.

Về cơ sở giúp BIDV đặt kỳ vọng lợi nhuận đạt 13.000 tỷ đồng trong năm 2021, lãnh đạo ngân hàng dự kiến thu nhập ròng từ lãi tăng 19% nhờ kinh tế hồi phục, thu nhập ngoài lãi dự kiến tăng 14 - 16%; thu hồi nợ ngoại bảng đạt 8.000 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) dự kiến tăng từ 14% lên tối thiểu 16%.

Ý kiến bạn đọc

Liên quan

Đọc tiếp

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng – công nghệ cao tại Malaysia

(HQ Online) - Tại Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng, An ninh Châu Á (DSA & NATSEC) diễn ra ngày 06/05/2024 tại Kuala Lumpur (Malaysia), đại diện của Viettel Group là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu tại Malaysia.

Đọc nhiều